Có rất nhiều người thường có thói quen buổi tối trước khi đi ngủ nằm trên giường uống thuốc. Họ cho rằng, sau khi uống thuốc mà đi ngủ ngay thì có thể giúp cho việc hấp thụ thuốc tốt hơn. Thật ra như thế là sai! Nếu uống thuốc xong mà đi ngủ ngay, nhất là khi uống thuốc mà lại uống ít nước, thì thuốc thường bị dính và đọng lại một phần ở thực quản, không xuống tới được dạ dày.
Có một số loại thuốc ăn da rất mạnh, sau khi tan ra ở thực quản, sẽ tác hại đến niêm mạc của thực quản, làm viêm loét thực quản.
|
Những người bị nhẹ thì khi ăn uống cảm thấy đau, nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mạch máu, làm chảy máu.
Có nhiều người bị viêm loét thực quản do uống thuốc. Nguyên nhân là do trong một thời gian trước khi đi ngủ họ uống loại thuốc con nhộng như: thuốc kháng sinh con nhộng, thuốc cảm con nhộng… gây nên.
Cách uống thuốc một cách khoa học là: khi uống thuốc nên ngồi hoặc đứng, sau khi uống thuốc không nên nằm xuống ngay, hãy đợi một lúc cho viên thuốc đi qua thực quản, tránh không để cho thuốc dính lại ở thực quản, vì như vậy sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và gây tổn thương đến niêm mạc của thực quản. Khi uống thuốc nên uống nhiều nước, thường là khoảng 200 - 300ml, tốt nhất là hoạt động khoảng 5 - 10 phút rồi mới đi nằm.
Lưu ý : khi uống thuốc chỉ dùng nước lọc chứ không được dùng sữa, các loại nước ngọt, nước trà, nước hoa quả… vì chúng sẽ tương tác làm mất tác dụng của thuốc.
Nếu như khi uống thuốc có cảm giác thuốc nghẹn lại ở thực quản, chờ một lúc mà tình trạng này không những không đỡ lại còn nghiêm trọng hơn thì nên lập tức đi bệnh viện. Ngoài ra, trước khi đi ngủ không được uống thuốc hạ huyết áp vì dễ gây ra bệnh tim mạch.
Theo Báo SKĐS
Ngày 22-1, Bệnh viện Đa khoa huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng cho biết 10 học sinh lớp 4A1, Trường Tiểu học Phả Lễ nhập viện ngày 18-1 vì nghi nhiễm cúm A/H1N1 đã hết sốt và sắp xuất viện.
(HBĐT) - Bảo hiểm xã hội huyện Đà Bắc đang trực tiếp quản lý 110 đầu mối cơ quan, đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHYT, BHXH với 5.137 lao động người.
Thực phẩm không an toàn, gây bệnh, ảnh hưởng sức khỏe… Đó là điều hoàn toàn nhận thấy đối với rất nhiều chủng loại. Nhưng kể từ khi hai chữ cực kỳ nhạy cảm "ung thư" được gắn với các loại thực phẩm vốn quá thông dụng trên thị trường (nước tương, sữa, ớt bột, hạt điều, hạt dưa…) thì hệ lụy của nó không dừng lại ở các sản phẩm được nói tới mà gây ảnh hưởng lớn về mặt xã hội và đời sống kinh tế.
Khi bị đau ở khớp, bệnh nhân thường tự động ra các nhà thuốc để mua thuốc điều trị. Hiện nay các loại thuốc thấp khớp rất đa dạng về chủng loại nên các tác dụng phụ rất nhiều, do đó bệnh nhân phải hết sức cẩn thận khi sử dụng nhằm hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc.
Thường ngày chúng ta sử dụng ốc làm thực phẩm để chế biến các món rất ngon. Bên cạnh đó ốc còn được sử dụng làm thuốc. Ốc nước ngọt còn gọi là ốc đồng, ốc vàng, danh oa. Theo quan niệm y học cổ truyền thịt ốc tính hàn, vị ngọt, thành phần chủ yếu là chất đạm, mỡ, cacbua hydrrat, canxi, photpho, sắt, các sinh tố B2, PP, A... Đông y dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, trĩ, ... Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Gần đây rộ lên hiện tượng có những phụ nữ mang thai đến gần 20 tháng, có đầy đủ các triệu chứng như một người có thai: cũng tắt kinh, buồn nôn, lợm giọng, nghén, thèm ăn các thức ăn có vị chua, rồi thì bụng cũng to lên, thấy thai máy, nhưng đã "mãn nguyệt" quá lâu mà chẳng "khai hoa", nghĩa là đã quá 9 tháng 10 ngày rất lâu mà vẫn không đẻ. Sợ quá, đến bệnh viện khám và siêu âm thì chẳng thấy thai đâu cả, như người phụ nữ ở Quảng Bình hay vài nơi khác nữa. Thực hư việc này được giải thích về mặt khoa học như thế nào?