Không bảo đảm vệ sinh trong chế biến thì thực phẩm sẽ rất dễ nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng
LTS: Từ ngày 18 đến 21-1, 175 người tại tỉnh Bình Thuận phải đi cấp cứu do ói mửa, đau đầu, tiêu chảy, sốt cao. Kết luận của Viện Pasteur Nha Trang xác định mẫu bánh mì patê những người này ăn phải trước đó nhiễm độc tố SE và BDE. Bài viết dưới đây của bác sĩ Trần Văn Ký giúp bạn đọc hiểu về cơ chế lây nhiễm và cách phòng ngừa 2 độc tố này
Độc tố SE (Staphylococcol Enterotoxin) là một loại ngoại độc tố do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococus Areus) tiết ra khi nó xuất hiện ở thực phẩm hay trong cơ thể con người. Ngoại độc tố này có tính chịu nhiệt cao, ở 100ºC trong vòng 2 giờ mới phá hủy được nó, chịu được môi trường axít (pH = 5), chịu đựng được trong môi trường của rượu.
Độc tố BDE (Bacillus Diarrhoeal Enterotoxin) là một loại độc tố được sinh ra bởi vi khuẩn Bacillius Cereus khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người, di chuyển đến ruột và sinh độc tố ở ruột. Độc tố này chịu được ở nhiệt độ 126°C trong vòng 10 phút mới bị phá hủy.
Dấu hiệu khi ngộ độc
Ở nhiệt độ thấp, độc tố SE duy trì độc tính được 2 tháng và nó không làm thay đổi mùi vị thức ăn, do đó rất khó phát hiện và rất dễ gây bệnh. Vì vậy, chế biến và đun thức ăn ở nhiệt độ thông thường chỉ có thể diệt được vi khuẩn này nhưng không phá hủy được các ngoại độc tố.
Khi độc tố SE xâm nhập vào cơ thể người chỉ trong vòng 2 đến 4 giờ là xuất hiện các dấu hiệu đột ngột, như: nôn ói, tiêu chảy dữ dội, đau bụng rất nặng, choáng váng, xây xẩm mặt mày, mất nước nặng, có thể dẫn tới trụy tim mạch. Bệnh cảnh diễn biến nhanh, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tương tự, khi độc tố BDE xuất hiện trong cơ thể, chỉ khoảng sau 1 giờ thì bệnh khởi phát đột ngột. Triệu chứng của người bị nhiễm độc tố BDE là đau bụng, nôn ói hoặc buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, nhức đầu, xây xẩm mặt mày. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, có thể tử vong.
Nguồn lây nhiễm
Vi khuẩn tụ cầu vàng có ở trong không khí, trong đất và nước, thường xuyên ở da và các hốc tự nhiên của người và động vật. Vì thế, quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm nếu không được tiến hành bảo đảm hợp vệ sinh thì sẽ rất dễ nhiễm vi khuẩn này vào thực phẩm.
Những người đang bị viêm họng, viêm xoang, đang có các ổ mủ, vết thương trên da (mụn, nhọt...) nên cân nhắc trong việc tham gia chế biến hoặc bán thực phẩm, vì sẽ rất dễ làm cho vi khuẩn tụ cầu vàng từ cơ thể lây nhiễm sang thực phẩm. Vi khuẩn tụ cầu vàng cũng xuất hiện ở súc vật như bò, dê... bị viêm vú do nhiễm trùng khi vắt sữa.
Con đường lan truyền chính của vi khuẩn tụ cầu vàng là qua tiếp xúc chân tay, ho, hỉ mũi. Thực phẩm dễ bị nhiễm ngoại độc tố của tụ cầu vàng chủ yếu gồm: thực phẩm có hàm lượng nước cao, có nhiều tinh bột (như: cháo, sữa, các món kem, bánh ngọt có sữa và các sản phẩm có sữa khác...); thực phẩm có nhiều chất béo, chất đạm (như: thịt giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, cá, trứng, đồ hộp...). Sau khi xâm nhập vào thực phẩm hoặc trong cơ thể con người, vi khuẩn tụ cầu vàng đợi khi có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và sinh ra độc tố.
Khác với vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn Bacillius Cereus thường xuất hiện ở các sản phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc, đặc biệt là gạo, rau, hoa quả, đồ gia vị, cây cỏ, bột làm bánh kem sữa. Thực phẩm dễ bị ô nhiễm là cơm, sữa, trứng, nước xốt, xúp, xôi, kem bánh...
Các biện pháp phòng ngừa Thực ra việc đề phòng ngộ độc SE là không quá khó nếu biết ngăn ngừa ngay từ khâu chế biến thực phẩm. Cụ thể như: Không để những người bị viêm xoang, viêm mũi họng, có mụn mủ ở tay... chế biến thực phẩm và nấu ăn; không dùng tay để bốc thực phẩm; bảo quản các thức ăn đã chế biến, như: patê, giò, chả, bánh ngọt, kem, sữa... ở nhiệt độ nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 5°C.
|
Theo NLĐ
Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, mở màn cho đợt ra quân kiểm tra rầm rộ phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần. Trong chợ, hàng hóa phục vụ Tết từ bánh kẹo, mứt, ô mai cho đến các sản phẩm đồ khô như tôm, cá, măng, mộc nhĩ, nấm hương... đầy ắp, phần lớn tăng giá khoảng 10% nhưng sức mua giảm hẳn so với năm trước.
Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhất trong mùa đông, chủ yếu lây lan qua đường phân - miệng. Tiêu chảy cấp do rotavirus dễ lây lan vì lượng virus thải ra trong phân rất lớn, hơn nữa rotavirus lại sống được trong môi trường tự nhiên như trên các bề mặt tiếp xúc của đồ chơi, mặt bàn ghế, trong nước và trên da...
Điều quan trọng nhất mà bạn cần nắm chắc, hiểu rõ và tin tưởng là: Tất cả các bác sĩ đều muốn làm những gì tốt nhất cho bệnh nhân của mình còn các nguy cơ nếu xảy ra là sự không tránh khỏi và không ai mong muốn. Trong trường hợp nếu các nguy cơ xảy ra, bạn cần trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cải thiện tình trạng của mình.
Tết là dịp họp mặt, ăn uống, vui chơi nên món ăn ngày Tết luôn ngon, nhiều và lúc nào cũng trong “tư thế” sẵn sàng lên mâm. Tuy nhiên, “bệnh tòng khẩu nhập” tức bệnh theo miệng mà vào, nên để phòng thân, nên hiểu rõ các món Tết để ăn cho hợp lý.
(HBĐT) - Hội Đông y tỉnh có tổng số 208 chi hội trực thuộc với 2.037 hội viên. Hội đã mở được 17 phòng chẩn trị tập thể và 33 cơ sở hành nghề Y học cổ truyền tư nhân tại 11 huyện, thành phố.
9h30 sáng nay, hai bác sĩ Nguyễn Thị Bích Đào và Diệp Thị Thanh Bình sẽ tư vấn trực tuyến với bạn đọc VnExpress.net về cách lựa chọn thực phẩm để cân bằng đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.