Thuốc sát khuẩn là thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn khi bôi trên bề mặt của mô sống trong những điều kiện thích hợp. Khác với kháng sinh hoặc các hóa trị liệu dùng đường toàn thân, các thuốc này ít hoặc không có độc tính đặc hiệu. Tác dụng kháng khuẩn phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ và thời gian tiếp xúc: nồng độ rất thấp có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn, nồng độ cao hơn có thể ức chế và nồng độ rất cao có thể diệt khuẩn.

Một số thuốc sát khuẩn thông thường:

Cồn: Thường dùng cồn ethylic 60 - 70%, có tác dụng diệt khuẩn, nấm bệnh, siêu vi, không có tác dụng trên bào tử. Dùng riêng hoặc phối hợp với các chất diệt khuẩn khác.
 
 
Iod: Iod làm kết tủa protein và ôxy hóa các enzym, làm ngăn cản tạo màng vi khuẩn. Iod có tác dụng diệt khuẩn nhanh trên nhiều vi khuẩn, virut và nấm bệnh. Với dung dịch 1/20.000 có tác dụng diệt khuẩn trong 1 phút, diệt bào tử trong 15 phút và tương đối ít độc với mô.

Iod được dùng như thuốc sát khuẩn và tẩy uế. Có các sản phẩm: Cồn iod (khi dùng có thể gây kích ứng da, sót và nhuộm màu da), povidon - iod (hiện được dùng nhiều vì vững bền hơn cồn iod ở nhiệt độ môi trường, ít kích ứng mô, ít ăn mòn kim loại).

Clo: Clo có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều chủng, trừ vi khuẩn lao có sức đề kháng 500 lần mạnh hơn. Hiện clo không còn được dùng như một thuốc sát khuẩn vì có tác dụng kích ứng và bị mất hoạt tính bởi các chất hữu cơ do chúng dễ kết hợp với các chất hữu cơ. Tuy nhiên, nó còn được dùng nhiều làm thuốc tẩy uế và khử trùng nước vì giá thành hợp lý. Chế phẩm thường dùng là cloramin T.

Các chất ôxy hóa: Thường dùng là nước ôxy già (peroxyd hydro -H2O2), thuốc tím (KMnO4). Do có tác dụng ôxy hóa, tạo gốc tự do, nên các thuốc này làm tổn hại màng vi khuẩn, ADN và một số thành phần chủ yếu khác của tế bào.

- Nước ôxy già 3 - 6% có tác dụng diệt khuẩn và virut, ở nồng độ cao hơn (10 - 25%) có tác dụng diệt được bào tử. Khi tiếp xúc với mô sẽ giải phóng ôxy phân tử. Không thấm vào mô nên chỉ dùng để súc miệng và rửa các vết thương.

Nước ôxy già độc với nguyên bào sợi nên có thể làm chậm liền sẹo vết thương. Vì vậy không dùng nước ôxy già để rửa các vết thương sâu có rách nát vì có thể tạo hơi ở dưới da sẽ gây nguy hiểm.

- Thuốc tím: Với nồng độ 1/10.000 có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn trong 1 giờ. Nồng độ cao hơn dễ kích ứng da. Thường dùng rửa các vết thương ngoài da có rỉ nước.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trạm y tế phường Phương Lâm - TP Hoà Bình thực hiện chiến dịch vi chất dinh dưỡng tại các tổ, cụm dân cư.
Không có hình ảnh

Tuồn bánh, mứt, kẹo kém chất lượng ra thị trường

Vi phạm về nhãn hàng hoá, tẩy hạn sử dụng, hàng nhập lậu không hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không theo tiêu chuẩn của y tế... đó là những vi phạm khá phổ biến đối với mặt hàng bánh, mứt, kẹo hiện nay, đặc biệt trong thời điểm cận tết.

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát vào dịp tết

Chiều 3-2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người, ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế, cho biết: Trong tuần qua, tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục xuất hiện thêm một ổ dịch cúm A/H1N1 ở xã Hữu Trác, với 18 trường hợp nghi nhiễm.

Trang sức người lớn 'made in China' chứa nhiều độc chất

Lo ngại về kim loại nặng cadmium trong trang sức đã tăng lên khi một tổ chức môi trường ở California, Mỹ cho biết, thử nghiệm mới trên vòng tay và vòng cổ được mua tại 3 cửa hàng bán lẻ hàng đầu của Mỹ, gồm cả Saks Fith Avenue và Aeropostale, cho thấy hàm lượng chất độc rất cao, chiếm 75% trọng lượng món đồ.

Đà Bắc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội

(HBĐT) - Quản lý địa bàn vùng cao với 21 xã, thị trấn, giao thông đi lại khó khăn, những năm qua BHXH huyện Đà Bắc luôn tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác thu BHXH, BHYT nhằm góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động. Năm 2009, BHXH huyện đã thu được hơn 11 tỷ 143 triệu đồng, đạt 101,3% kế hoạch năm.

Tương tác giữa bưởi và thuốc

Bưởi là trái cây giàu vitamin C, kali, rất cần dùng cho người béo phì, người có nguy cơ tim mạch. Kể từ năm 1989, nhiều tài liệu đã đề cập đến tương tác giữa bưởi và thuốc. Tuy nhiên tương tác với loại nào, mức độ ra sao thì lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do chưa biết rõ về sự tương tác này dẫn đến kiêng tràn lan, gây khó khăn cho việc dùng thuốc và dùng bưởi, một loại hoa quả ngon miệng và giàu vitamin.

Những dư phẩm làm thuốc từ gà

Ngày Tết, trong những lễ vật cúng giao thừa và trên mâm cỗ cúng gia tiên không bao giờ thiếu thịt gà. Con gà đã trở thành lễ vật truyền thống từ ngàn xưa. Thịt và trứng gà có tác dụng bổ dưỡng. Con gà cũng là thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Riêng mật, màng mề, gân chân, vỏ trứng thường bị vứt bỏ khi làm thịt gà. Chính những dư phẩm đó lại được dùng để chữa bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục