Người đàn ông 25 tuổi với căn bệnh loạn sản xơ xương hóa quá mức (FOP), và hình ảnh bộ xương của anh (trái).

Người đàn ông 25 tuổi với căn bệnh loạn sản xơ xương hóa quá mức (FOP), và hình ảnh bộ xương của anh (trái).

Hãy hình dung, đang trên đường đi làm, bạn trượt chân và ngã. Nhưng thay vì nổi nốt thâm tím, cơ thể bạn phản ứng bằng cách biến tất cả khối cơ, gân và dây chằng bị đau đó thành xương - mãi mãi lấy đi khả năng cử động của phần cơ thể ấy.

Trang ABC cho biết đây là số phận của những người mắc chứng loạn sản xơ xương hóa quá mức (FOP), một trong những loại bệnh về gene nặng nề và hiếm gặp nhất, trong đó những chỗ viêm sưng đều khiến cho các mô mềm của cơ thể hóa thành xương, từ từ "nhốt" nạn nhân trong bộ xương thứ hai.

Ashley Kurpiel, 28 tuổi, ở thành phố Peachtree, bang Georgia, Mỹ, bị chẩn đoán mắc chứng này ở tuổi lên 3, chỉ 5 tháng sau khi bác sĩ cắt bỏ nhầm cánh tay phải của cô, do kết luận rằng sự tăng sản xơ là do các khối ung thư.

Ashley Kurpiel trước khi phẫu thuật cắt bỏ tay phải và ngày nay (ảnh trái). Ảnh: ABC.

"90% các bệnh nhân FOP bị chẩn đoán nhầm thành vài dạng ung thư nào đó", Kurpiel cho biết.

Một vài người còn phải trải qua những đợt hóa trị, sinh thiết, hoặc phẫu thuật - tất cả đều làm cho bệnh nặng thêm, gây ra thêm nhiều chỗ viêm sưng và kết quả là sinh ra nhiều xương hơn.

Có khoảng 700 bệnh nhân FOP trên toàn thế giới. Với họ, những việc đơn giản như đến thăm nha sĩ, một cú ngã, hoặc một vết chủng ngừa đều có thể dẫn đến việc các khớp cứng hóa - đôi khi chỉ qua một đêm - và không bao giờ cử động lại được nữa.

Hiện tại, không có cách chữa trị nào có thể làm xoay chuyển căn bệnh này. Để tránh viêm dẫn đến xương hóa cơ thể, bác sĩ có thể dùng các steroid, song phải rất thận trọng.

 

                                                                        Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Dự trữ nhiều thuốc đặc trị, chống biến động giá

Ngày 17-2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, giai đoạn 2 của Dự án dự trữ lưu thông, bình ổn giá thuốc đã được khởi động.

Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại Sóc Trăng, Nam Ðịnh

Theo Cục Thú y, dịch cúm gia cầm vừa tái phát tại một hộ gia đình thuộc ấp Thạnh Ninh, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trên đàn vịt 45 ngày tuổi chưa tiêm phòng.

“Hạt gạo" thần kỳ điều trị bong gân

Năm nào trong dịp tết số lượng bệnh nhân bị bong gân cũng tăng cao. Bong gân là từ dùng để chỉ tình trạng tổn thương các dây chằng giữ vững khớp do một chấn thương. Bong gân không liên quan gì đến các gân là thành phần cuối cùng của cơ để chuyển sức mạnh của cơ thành hoạt động của chân hay tay.

Duyên muộn vì mang tiếng tuổi Dần

Sau hai lần lỡ dở chuyện yêu đương và công việc cũng không thuận lợi, Hải Châu, 24 tuổi (Gia Lâm) Hà Nội chắc mẩm lý do vì mình cao số như người ta vẫn nói về con gái tuổi Dần.

Xử trí bệnh thường gặp dịp Tết

Với một số rối loạn và bệnh thông thường, chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng thích hợp tại nhà kết hợp một số biện pháp chữa trị, thậm chí không dùng thuốc vẫn có thể cải thiện được

Phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong dịp Tết Canh Dần

Ðể đề phòng dịch cúm A (H1N1) và cúm A (H5N1) cùng với dịch tiêu chảy cấp có nguy cơ lan rộng trong dịp Tết canh Dần, Bộ Y tế khuyến cáo:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục