Đắp khăn mát lên trán cũng là một cách giảm bớt sự kích thích dẫn đến say xe

Đắp khăn mát lên trán cũng là một cách giảm bớt sự kích thích dẫn đến say xe

Với một số rối loạn và bệnh thông thường, chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng thích hợp tại nhà kết hợp một số biện pháp chữa trị, thậm chí không dùng thuốc vẫn có thể cải thiện được

Dịp Tết thường là vào mùa bắt đầu nóng, nắng nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao nên dễ gây trạng thái khó chịu, đổ mồ hôi nhiều. Thêm nữa, mấy ngày Tết chúng ta thường thức khuya làm cho cơ thể mỏi mệt, sức đề kháng kém nên sau đó cơ thể rất dễ bị rối loạn, đặc biệt dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn. Đối với một số rối loạn và bệnh thông thường, chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng thích hợp tại nhà kết hợp một số biện pháp chữa trị, thậm chí không dùng thuốc vẫn có thể cải thiện được.

Trong các rối loạn hoặc bệnh loại này, có thể kể đến:

- Cảm sốt: Để giảm đau hạ sốt đặc biệt trị nhức đầu, thuốc thường được dùng là Aspirin và Paracetamol. Trong 2 loại thuốc này, Paracetamol được xem là tương đối an toàn. Aspirin giảm đau hạ nhiệt tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày-tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết. Nên lưu ý không được dùng aspirin khi nghi ngờ sốt xuất huyết. Phụ nữ có thai và trẻ em cũng không nên dùng Aspirin. Nên lựa chọn Paracetamol nhưng cũng cần lưu ý Paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể hại gan. Không nên dùng Paracetamol quá thường xuyên và phải dùng thật đúng liều.


Các thuốc được dùng trong trường hợp xử lý các vấn đề sức khỏe tại nhà thuộc loại thông thường đều rất dễ mua tại nhà thuốc mà không cần có

đơn thuốc của bác sĩ

Đối với trẻ em, ngoài việc uống thuốc có thể hạ sốt bằng lau mát như sau: Để bệnh nhi nằm ở chỗ thoáng mát, nghĩa là nhiệt độ nơi nằm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể 5 đến 6ºC và nhớ tránh gió lùa; cho bệnh nhi mặc quần áo mỏng, thoáng; tránh thói quen ủ, trùm nhiều quần áo, chăn mền; lau bằng nước ấm 30 đến 32ºC, tức nước có nhiệt độ vừa phải chứ không phải nước quá lạnh hay nước đá; nhúng khăn và lau toàn thân bệnh nhi.


- Khó tiêu đầy bụng: Nên quan tâm đến cách ăn uống để tránh chứng khó tiêu đầy bụng. Cụ thể là phải ăn chậm, nhai kỹ, tạo không khí thoải mái trong bữa ăn, tránh dùng các thực phẩm mà kinh nghiệm cho thấy dễ gây chứng khó tiêu (chẳng hạn thức ăn chiên quá nhiều dầu mỡ); không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích quá đáng; có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hòa với nước âm ấm uống; chỉ nên dùng các thuốc trị khó tiêu đầy bụng khoảng 5-7 ngày. Nếu sau đó chứng khó tiêu, đầy bụng không cải thiện thì nên đi bác sĩ khám bệnh.


Có thể dùng các thuốc sau: Thuốc chống axít, chống đầy hơi (dùng khi bị chứng khó tiêu đầy bụng do dư axít dịch vị. Gồm có: Maalox Plus, Simelox, Phosphalugel, Gasvicon, Pepsan...); thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày (dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Gồm có: Metoclopramid, Domperidon...); thuốc giúp tiêu hóa (là thuốc chứa các men tiêu hóa để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như: Neopeptine, Festal, Pancrélase, Alipase...) hoặc thuốc chứa mật, làm lợi mật hoặc thông mật (như Spasmenzyme, Artichaut (BAR), Sulfarlem, Sorbitol...).


- Nôn ói: Những nguyên nhân gây ra buồn nôn, nôn có thể kể: ngộ độc thực phẩm, do thai nghén (xảy ra trong mấy tháng đầu thai kỳ), do say tàu, xe. Có thể thực hiện một số biện pháp nhằm giảm bớt sự kích thích đưa đến say tàu, xe, bằng cách ngồi ở chỗ thoáng mát, đầu tựa nơi cố định, không đọc sách báo hoặc nhìn các vật di chuyển bên ngoài (nhắm mắt là tốt nhất), đắp khăn mát lên trán, không ăn quá uống quá no v.v...


Cũng có thể dùng gừng ngậm trong miệng. Nếu dùng thuốc chống nôn dạng uống thì lưu ý uống đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn và nên uống 30 phút trước khi lên tàu, xe. Hoặc dùng dạng miếng băng thuốc dán vào da sau tai là Scopolamine TTS, nên dán 6 giờ trước khi đi tàu, xe để thuốc có đủ thời gian cho tác dụng.


- Tiêu chảy: Do tiêu chảy cấp gây mất nước và chất điện giải cho nên trong điều trị, đặc biệt đối với trẻ em, vấn đề hàng đầu được đặt ra là bù nước và chất điện giải Tức là, trước khi tính chuyện giải quyết tiêu chảy thì hãy dùng gói Oresol (đối với trẻ con, có thể có đến 80% tiêu chảy do nhiễm siêu vi Rotavirus và trường hợp này chỉ cần bù nước và chất điện giải là có thể khỏi).


Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc, dùng thuốc cầm ngay tiêu chảy không có lợi vì cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính tới chuyện dùng thuốc cầm tiêu chảy như Loperamid.


- Táo bón: Biện pháp không dùng thuốc là ăn nhiều chất xơ sợi (rau cải, hoa quả), uống nhiều nước (1,5- đến 2 lít nước, thêm nước cam, nước chanh), tái huấn luyện phản xạ đại tiện (đi đại tiện đúng giờ cố định).


Thuốc trị táo bón: Trước hết dùng thuốc loại ít tác dụng mạnh nhưng cũng có ít tác dụng phụ (tạo khối như Parapsyllium, thẩm thấu như Duphalac, Forlax, Sorbitol, bơm hậu môn như Rectiofar). Nếu không cải thiện mới dùng thuốc trị táo bón loại kích thích như Bisacodyl là loại cho tác dụng mạnh nhưng có tác dụng phụ

 

 

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục