Muối là gia vị quen thuộc của người Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Hầu như trong tất cả mọi bữa cơm, dù chay hay mặn, đều có sự hiện diện của muối trong thức ăn.
Nhưng ngày nay, các nhà khoa học cho biết muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe. Và không phải ai cũng biết cách sử dụng muối hợp lý và khoa học để phát huy tác dụng và hạn chế tác hại của muối đối với sức khỏe con người. Ngày Tết, có rất nhiều món ăn chứa nhiều muối như hành muối, dưa muối và ngày càng nhiều các món ăn nhanh như thịt nguội, xúc xích... xuất hiện trong các bữa ăn nên càng cần phải lưu ý trong khi ăn, nhất là đối với những người đang mắc các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch...
Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.
Ngoài ra, muối iốt còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, thai chết lưu, đẻ non, tử vong sơ sinh, giúp trẻ phát triển trí tuệ đầy đủ.
Hậu quả của thiếu muối
Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.
Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.
Công nhân luyện gang thép, làm đường; nông dân trong thời kỳ đồng áng, vận động viên, bộ đội trong thời gian luyện tập là những người có nhiều nguy cơ thiếu muối nặng... cần bổ sung cả đường và muối bằng cách nước uống. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cần được uống oresol hoặc bù nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch theo chỉ định của thầy thuốc.
Nhu cầu và thói quen ăn mặn
Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta cần từ 2- 3 lít nước để bổ sung lượng nước bị hụt thông qua các hoạt động. Nếu tính tổng thể, cơ thể người trung bình sẽ chứa từ 7- 8 lít (nước và máu). Khối lượng này đảm bảo cho hệ tuần hoàn, bài tiết hoạt động bình thường đúng chức năng của chúng. Lượng muối bình quân cần thiết cho cơ thể giao động từ 4 - 10g muối NaCl/ ngày, trong đó, thành phần muối có sẵn trong các thức ăn thiên nhiên chiếm khoảng 3%, số còn lại được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm.
Thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây "mệt mỏi" cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Bên cạnh đó là các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương...
Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Ăn nhiều muối không tốt cho người mắc bệnh tim mạch. |
Ăn nhạt cũng phải đúng cách
Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3 - 6g muối. Trong đó, phải tính muối trong nước chấm, nước mắm nêm trong đồ ăn và thực phẩm đã chứa muối sẵn. Chứ không phải sử dụng đồ luộc nhưng lại chấm thật nhiều nước mắm, nước tương... Người tăng huyết áp nên ăn khoảng 2g muối/ngày tùy theo huyết áp đo được và tình trạng tim mạch. Nếu gia đình bạn đã có cha, mẹ, ông, bà bị tăng huyết áp thì tốt nhất cả nhà nên tập thói quen ăn nhạt.
Gọi là "tập", bởi qua kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ thì càng tăng huyết áp càng thích ăn mặn. Vì thế giảm dần lượng muối trong mỗi bữa ăn chẳng khác gì "cai nghiện" và luôn phải nhớ mới thiết lập thói quen được.
Nên ăn muối gì?
Muối biển nguyên chất là lựa chọn thông minh bởi còn chứa một hàm lượng magiê, kali, lưu huỳnh, canxi và iode.
Chiều tất niên, trưởng tua trực gọi tất cả vào liên hoan. Đúng lúc đó có một chiếc xe ôm ập tới phòng cấp cứu. Một thanh niên, quần áo lấm lem dầu mỡ, bàn tay ròng ròng máu mặc dù đã được buộc bằng vải....
Kỳ nghỉ kéo dài nên tiệc tân niên chiêu đãi bạn bè dường như mới chỉ bắt đầu. Vậy nên tình trạng quá chén trong những ngày này không phải là hiếm. Dưới đây là một số món ăn thông dụng giúp hạn chế phần nào tình trạng này.
Mũi và họng là cửa ngõ của đường thở, y học coi là đường hô hấp trên, nó lại liên quan chặt chẽ đến sự ăn uống và nói năng của ta do cấu tạo phức tạp của thanh quản.
Ngày 17-2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, giai đoạn 2 của Dự án dự trữ lưu thông, bình ổn giá thuốc đã được khởi động.
Theo Cục Thú y, dịch cúm gia cầm vừa tái phát tại một hộ gia đình thuộc ấp Thạnh Ninh, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trên đàn vịt 45 ngày tuổi chưa tiêm phòng.
Năm nào trong dịp tết số lượng bệnh nhân bị bong gân cũng tăng cao. Bong gân là từ dùng để chỉ tình trạng tổn thương các dây chằng giữ vững khớp do một chấn thương. Bong gân không liên quan gì đến các gân là thành phần cuối cùng của cơ để chuyển sức mạnh của cơ thành hoạt động của chân hay tay.