Sự ân cần của người thầy thuốc là điểm tựa tinh thần cho người bệnh.

Sự ân cần của người thầy thuốc là điểm tựa tinh thần cho người bệnh.

Có thể các bạn sẽ không tin nhưng trong tôi hình ảnh bệnh viện thật đẹp đẽ biết bao. Tôi nhớ từng cô y tá, bác sĩ ở đó. Nhớ cả những gương mặt bệnh nhân, cho đến những bó hoa ân tình mà bạn bè tặng tôi trong những ngày nằm viện.

Tôi vẫn thường được nghe và đọc nhiều về những góc khuất nơi bệnh viện. Tôi bỗng thấy lo sợ cái ngày tai trái tôi ù đặc, lúc nào cũng như có một chiếc máy bơm luôn hoạt động ầm ĩ trong đó, làm tôi mất ngủ và suy nhược, vì sức nghe giảm đột ngột. Tôi phải vào nằm viện với căn bệnh: điếc đột ngột, tại Khoa tai - thần kinh, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương. Trái những gì đã tưởng tượng trước đó, tôi đã sống trong không gian bệnh viện ấm áp tình người, một môi trường thân thiện, trong sạch.

Bệnh viện này cũng nằm trong tình trạng chung như bao nhiêu bệnh viện Trung ương khác: Quá tải! Sức làm việc của y, bác sĩ ở đây thật là đáng nể phục. Họ làm việc cả trưa cho đến 6, 7 giờ chiều. Khoa chỉ có 3 bác sĩ, công việc ngập đầu, hầu như không có thì giờ để nghỉ ngơi. Tất bật là thế, nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy ở họ có thái độ cáu bẳn với bệnh nhân. Những bác sĩ ở đây dường như trên môi luôn nở nụ cười, biết lắng nghe và biết an ủi bệnh nhân như một liều thuốc tinh thần hỗ trợ giúp chúng tôi nhanh khỏi bệnh.

Tôi không thể nào quên được nụ cười tươi như hoa của BS. Hồng Anh mỗi khi bị tôi "làm phiền" hỏi han về bệnh tật của mình. Tôi không dám đánh giá về chuyên môn, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được là nhiều bệnh nhân do cô chữa trị đã hoàn toàn khỏi bệnh. Cái mà tôi yêu mến người bác sĩ này không chỉ là tài năng mà còn là ở đức độ. Bận rộn là thế nhưng cô vẫn dành thời gian để hỏi han, thăm khám cho bệnh nhân hàng ngày. Bệnh nhân ở khoa này phần nhiều xuất phát từ căng thẳng hoặc áp lực trong cuộc sống đưa lại nên cô rất thông cảm và chia sẻ. Đó quả là một biện pháp cần thiết giải toả tâm lý, giúp cho công tác điều trị hiệu quả hơn.

Nhớ gương mặt cô y tá Chung với nước da ngăm ngăm đen, duyên dáng cần mẫn ngày ngày đến bên từng giường bệnh để lấy ven tiêm truyền cho bệnh nhân, tôi có cảm giác lúc nào cô cũng sợ bệnh nhân đau nên thao tác của cô vừa nhẹ nhàng, chuẩn xác và nhanh. Một mình cô ngày ngày phải tiêm truyền trên 60 bệnh nhân. Nhưng thật lạ, tôi chưa nhìn thấy cô có một lời than phiền nào.

Ngày ra viện để cảm ơn cô, tôi cố tình tìm một chỗ kín đáo, nhưng đã bị từ chối. Cô đi thẳng tới chỗ đông người và nói: "Chị về đi, lo giữ gìn, chăm sóc sức khỏe, bệnh này hay tái phát lắm đấy". Tôi cứ suy nghĩ giá như bệnh viện nào cũng có một đội ngũ y bác sĩ có đủ tài đức như khoa tôi điều trị thì sẽ tốt cho bệnh nhân biết bao. Tôi thực tình cảm ơn họ không phải chỉ có lần này. Mà đã rất nhiều lần chồng, con tôi bị bệnh họ đã luôn có mặt bên cạnh, động viên tôi về tinh thần và vật chất giúp tôi hiểu rằng tôi luôn có họ trong lúc khó khăn.

Tôi còn nhớ như in lần sinh cháu thứ hai, lúc đó tôi đã 40 tuổi, nên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tôi đã xin mổ đẻ. Vừa bước chân ra khỏi phòng mổ tôi đã thấy những gương mặt ấy với những nụ cười và những bó hoa trong tay. Những cử chỉ rất giản dị và chân tình làm sao, nhưng họ đâu biết được rằng những tấm lòng, khối óc và bàn tay ấy đã đưa đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến, niềm hạnh phúc ấy đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.

Chắc chắn trong đời ai cũng có một lần bị đau ốm. Bởi chúng ta đều là con người, mà phàm đã là con người khó có ai tránh được bệnh tật. Và chúng ta đến bệnh viện, gặp bác sĩ với mong muốn bệnh tật của mình được cải thiện. Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì liệu pháp tâm lý được coi như là một công cụ quan trọng không thể thiếu, giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh. Bác sĩ có thể dùng thuốc tê để khiến họ vô cảm với vết thương da thịt. Nhưng lại không thể dùng nó để xoa dịu nỗi đau tinh thần. Vì vậy cần lắm những ân tình nơi bệnh viện.  

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục