Vào những tuần cuối của thai kỳ là thời điểm rất dễ bị mày đay và sẩn ngứa

Vào những tuần cuối của thai kỳ là thời điểm rất dễ bị mày đay và sẩn ngứa

Vào cuối thai kỳ, nhiều thai phụ thấy xuất hiện các nốt mày đay và mảng phát ban lan ra rộng ở vùng bụng gây ngứa, mất ngủ nên đã quá lo lắng. Thực ra, tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 6 tuần và tự khỏi sau sinh

Mày đay và sẩn ngứa (Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy - PUPPP) được miêu tả chi tiết lần đầu tiên vào năm 1979 và được xác định bởi những nốt ban rất nhỏ (1 đến 2 mm) trên vùng bụng, thường xảy ra nhất ở những tuần cuối của thai kỳ, thời kỳ hậu sản rất hiếm gặp.


Các nốt ban thường bắt đầu ở dạng phân tán nhưng sẽ sớm kết tụ lại để hình thành những mảng ban lớn hơn ở vùng quanh rốn và gần một nửa trong số đó, đặc biệt xuất hiện ở các vết rạn bụng. Chỉ trong vòng vài ngày, những nốt mày đay và mảng phát ban lan rộng có khi đến cả vùng mông và đùi, gây ngứa nhiều khiến thai phụ dễ mất ngủ vào ban đêm. Vì thế, các thai phụ chưa có kinh nghiệm sinh nở thường rất dễ lo lắng và hoang mang khi gặp tình trạng này.

Thường khởi phát ở tuần thứ 39


Hình thái học của thương tổn cũng như sự tiến triển của bệnh nói chung gần như giống nhau giữa các trường hợp, cá biệt cũng có trường hợp thương tổn xảy ra ở cánh tay, cẳng tay và chân nhưng rất khó xảy ra ở vùng mặt. Quan sát kỹ những nốt ban này sẽ thấy các quầng xanh nhợt hẹp bao xung quanh. Thỉnh thoảng, một vài nốt ban bị phù, rộp lên như những vết bỏng nước.


Mặc dù bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào nhưng nó thường xuất hiện nhiều ở những phụ nữ có thai lần đầu. Trong một nghiên cứu tại Viện Sức khỏe quốc gia của Hoa Kỳ với 25 bệnh nhân bị bệnh mắc chứng bệnh này, người ta nhận thấy có tới 19/25 (76%) là thai phụ mang thai lần đầu. Khoảng thời gian trung bình của sự khởi phát là ở tuần thứ 36 của thai phụ và khởi phát thường xuyên nhất là ở tuần thứ 39.


Một nghiên cứu gần đây với 30 bệnh nhân PUPPP cũng cho thấy có sự liên quan giữa cân nặng của thai nhi, thai đôi với PUPPP và người ta cho rằng sự căng lên nhanh chóng của thành bụng đã phá hủy các sợi liên kết, gây ra phản ứng viêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng ADN của thai nhi nam có thể tìm thấy trong mảnh da sinh thiết từ các ban sẩn. Nghiên cứu cũng nhận thấy có khoảng 70% phụ nữ bị PUPPP sẽ sinh bé trai và vì thế người ta cho rằng chính ADN của thai nhi nam đã đóng vai trò như chất kích thích da của phụ nữ mang thai gây viêm, ngứa... Bệnh thường kéo dài khoảng 6 tuần và tự khỏi sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, nhưng ngứa thì có thể tồn tại lâu hơn.


Không cần xét nghiệm đặc hiệu


Trên thực tế chưa thấy bệnh này có xu hướng nhiễm lại ở những lần mang thai sau, mặc dầu một vài trường hợp đã được báo cáo. Hơn nữa, bệnh cũng không  thấy có sự tăng tỉ lệ nhiễm vào bào thai hay gây tử vong khi mang bệnh. Chỉ một báo cáo cho biết  có một trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh này. Trong nghiên cứu với các bệnh nhân PUPPP đã nêu ở trên, các quan sát tiếp theo cho thấy có 8 bệnh nhân tiếp tục mang thai sau đó và không ai trong số đó mắc PUPPP.


 Qua kinh nghiệm điều trị, chúng tôi thấy việc chẩn đoán PUPPP không khó, chủ yếu dựa vào lâm sàng với sự xuất hiện đơn thuần các ban sẩn mày đay. Không cần các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán cũng không cần sinh thiết da, trừ trường hợp cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.


Tóm lại, nguyên nhân gây ra PUPPP hiện chưa rõ ràng nhưng không liên quan đến tiền sản giật, các rối loạn tự miễn, các bất thường về hormone hay bất thường về thai nhi; không gây nguy hại cho bà mẹ và em bé nên không việc gì phải quá lo lắng.

Chủ yếu điều trị chứng


Kinh nghiệm điều trị đối với bệnh loại này cho thấy chủ yếu điều trị triệu chứng là được. Cụ thể: Dùng thuốc bôi Corticosteroids loại mạnh như Clobetason, Betametasone... bôi 5 - 6 lần/ngày sẽ làm giảm triệu chứng trong đa số trường hợp. Trong vòng 2 đến 3 ngày, những thương tổn mới sẽ ngưng xuất hiện và hầu hết các bệnh nhân có thể giảm liều lượng điều trị vào lúc này. Trong rất nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể ngưng điều trị trước khi sinh. Các trường hợp nặng có thể dùng Corticosteroids toàn thân (đường uống). Thuốc kháng Histamine H1  dường như không có tác dụng.

 

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đi bộ thường xuyên rất tốt cho NCT.

Biến đổi khí hậu, bệnh dị ứng tăng

Hắt hơi, sổ mũi, nổi mẩn đỏ do dị ứng có thể tăng cao do những thay đổi bất thường của khí hậu khiến mùa thụ phấn hoa kéo dài hơn thường lệ, một nghiên cứu mới công bố.

Dinh dưỡng cho người cao tuổi

Với người già, có nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ cao… nên càng phải được quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn. Nhất là các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món ăn phải nấu đi nấu lại nhiều lần... có hại cho sức khỏe.

Rau cần tây: Một nhánh mỗi ngày

Mặc dù rau cần tây giàu protid, gấp đôi so với các loại rau khác và còn được mệnh danh là “tác động nhanh” do chứa nhiều khoáng chất và sinh tố nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, nhất là với phụ nữ có thai, người mang bệnh gout...

Gần 56.000 lượt bà mẹ được tư vấn về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, KHHGĐ

(HBĐT) - Năm 2009, công tác giáo dục truyền thông và tư vấn về chăm sóc SKSS, phòng chống SDD trẻ em được tăng cường. Với hình thức truyền thông đa dạng, toàn tỉnh đã tổ chức được 6.345 buổi truyền thông nhóm, 3.300 buổi phát thanh, phát hình, kẻ vẽ và dán 1.121 pa nô, khẩu hiệu.

Cách xử trí chấn thương mũi xoang

Chấn thương mũi xoang là một cấp cứu thường gặp trong tai mũi họng với tỷ lệ khoảng 5% số bệnh nhân cấp cứu nói chung và chiếm 54 - 75% trong các chấn thương tai mũi họng nói riêng.

Thuốc trị viêm gan mạn tính do virus C

Nhiễm virut viêm gan C cấp thường có nguy cơ 50 - 80% trở thành viêm gan C mạn. Có đến 50 - 70% tất cả các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới virut viêm gan C. Những người viêm gan C mạn không điều trị hiếm khi thanh thải virut tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục