Nhiều loại gia vị không rõ nguồn gốc được bày bán tại chợ Đồng Xuân.
Các cơ quan chức năng cảnh báo về gia vị không có nguồn gốc dễ chứa chất Rhodamine B - được xác định là chất hoá học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối dùng trong thực phẩm. Vậy mà, mặt hàng gia vị, bột nêm không có nguồn gốc vẫn được bày bán công khai và mức tiêu thụ không hề giảm.
Rẻ nên bán chạy!
Đồng Xuân - chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc, các sạp hàng bán gia vị, hàng khô bày la liệt dưới tầng một. Những mặt hàng chủ yếu tư thương nhập về là: gia vị nấu lẩu, xốt dùng để ướp thực phẩm nướng, bột chiên, viên xúp nấu phở, bún và các loại nấm khô, măng khô, mộc nhĩ... Tất cả đều được để trần trong những bao tải, những túi nilon buộc tạm bợ. Khách đến mua hàng chủ yếu là những quán bán phở, bán lẩu và mỗi lần mua không dưới vài chục cân gia vị - chị T. một chủ sạp nói.
Điều dễ nhận thấy nhất là tất cả các mặt hàng kể trên đều không có nhãn mác. Các chủ hàng chỉ cắm lên đó những tờ giấy đề nguệch ngoạc để chú thích cho mặt hàng của mình. Có rất nhiều gói gia vị lớn với mầu sắc sặc sỡ trên bao bì toàn là chữ Trung Quốc hoặc chữ Thái Lan không hề có chú thích về sản phẩm, cách dùng...
Theo chị H.- chủ một kiot chuyên kinh doanh mặt hàng này thì hầu hết ở chợ này đều nhập gia vị, hàng khô từ Trung Quốc do giá rẻ hơn hàng nội địa, mầu sắc mẫu mã lại phong phú bắt mắt nên bán rất chạy. Giá hành khô trong nước khoảng 40.000/kg thì hàng Trung Quốc chỉ có giá 12.000/kg. Loại gói, viên gia vị lẩu Thái, lẩu mắm, bún bò Huế giá chỉ từ 2.000đ - 8.000đ/gói (viên). Gia vị nấu xúp phở là những bịch bột xay nhuyễn không ghi nguồn gốc, hạn dùng giá chỉ 70.000 đồng/50 bịch.
Cũng theo chị H. các đầu mối mang hàng đến toàn là quen do làm ăn lâu năm chứ tuyệt nhiên không biết chính xác nguồn hàng và sản xuất như thế nào. Mặt khác bán mặt hàng này ở đây mấy chục năm rồi có thấy cơ quan quan lý nào đến hỏi đâu. Cũng có mấy đợt kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan chức năng chỉ tập trung vào thực phẩm, nguyên liệu đầu vào dùng để chế biến mà không thấy hỏi đến gia vị, hương liệu ướp tẩm thực phẩm, nên bọn chị cứ bán thôi - chị H. cười nói.
Không rõ nguồn gốc nhưng rõ nguồn... ngộ độc
BS. Trần Văn Ký - Phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm phía Nam (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN), cho biết: gia vị nấu lẩu, viên xúp phở, bún hay gia vị tẩm ướp đồ nướng... chỉ là một hỗn hợp hóa chất tạo độ ngọt (giống vị ngọt từ xương) và tạo hương vị cho món ăn nên có thể đánh lừa cảm giác người ăn dù không có giá trị dinh dưỡng. Trong đó, có chất siêu bột ngọt (còn gọi là chất I & G) ngọt gấp 200 lần bột ngọt thông thường sẽ gây cảm giác thèm ăn. Nếu lạm dụng dễ dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng. Những mặt hàng trôi nổi, không nhãn mác, giá rẻ tiềm ẩn nguy cơ chứa các hóa chất, phẩm màu công nghiệp với nhiều tạp chất, kim loại nặng... nếu thường xuyên sử dụng, sẽ tích tụ dần trong cơ thể gây ung thư. |
Tâm lý người tiêu dùng xưa nay vẫn ham của rẻ nên chẳng mấy quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm miễn thấy ưa mắt là mua về dùng. Đánh đúng vào tâm lý số đông ấy mà mặt hàng gia vị không nhãn mác lên ngôi. Nhiều chủ cửa hàng bán hàng ăn có sử dụng gia vị loại này dù biết thì cũng giả điếc vì... lợi nhuận. Theo một chủ cửa hàng phở trên đường Giải Phóng (gần bệnh viện Bạch Mai) thì với một gói gia vị nước phở 20g sẽ pha được với 3 lít nước chỉ tốn chưa tới 10.000 đồng so với mua xương ống về ninh thì rẻ hơn nhiều!
Không chỉ có nước phở mà nhiều món ăn có sử dụng gia vị để tẩm ướp như bột chiên xù, nước sốt cà chua, bột ớt... đều có nguy cơ nhiễm độc Rhodamine B trong đó.
Thời gian trở lại đây các phương tiện thông tin nhiều lần đăng tải các vụ ngộ độc tập thể có liên quan đến chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc. Không ít trường hợp trong đó là do người sử dụng dùng gia vị bị nhiễm độc để chế biến món ăn. Và do không có nhãn mác nên nhiều ca người nhà bị ngộ độc oan. Người dân chưa nhận thức đúng về các mặt hàng khô nói chung và gia vị nói riêng.
Phần đông cho rằng hàng khô là hàng đã được phơi qua nắng, hay được sấy cẩn thận nên đã được khử khuẩn. Vậy thì càng khô càng ngon?! Còn với các loại gia vị đặc biệt là ớt bột, hạt tiêu..thì họ tin rằng bản thân những loại gia vị này có chất chống vi khuẩn nấm mốc. Do vậy cứ thản nhiên sử dụng ngay cả khi chúng bị mốc xanh.
Các chuyên gia cảnh báo: Với điệu kiện khí hậu nóng ẩm như nước ta, nấm mốc, mối mọt cùng với nguyên liệu chế biến kém phẩm chất, điều kiện sản xuất không đảm bảo, chế độ bảo quản không cẩn thận đã vô tình biến loại hàng này thành nguy cơ chứa mầm bệnh cao.
Theo Báo SKĐS
ngày trước, tại cổng Bệnh viện 108 (đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội), có hai thanh niên đến phát tờ rơi rao bán thận, in trên giấy A4 kèm số điện thoại liên lạc, bất chấp việc hành vi này bị nghiêm cấm.
Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ non, vỡ ối…
Ngày nay, cùng nhịp sống phát triển của xã hội tiểu đường đang là một trong bốn căn bệnh đặc trưng của thế kỷ 21 và bùng phát như một đại dịch.
Một vài bạn trẻ thấy mắt nhìn kém hẳn sau đợt thi. Có người thấy mỏi mắt, nhức mắt khi làm việc nhiều, đeo thử kính cận của người khác thấy sáng hơn... Rất nhiều người sẽ nghĩ là họ bị cận thị, thực sự không phải vậy. Song hành với khái niệm cận thị là khái niệm giả cận thị.
Thói quen ăn quá no hàng ngày không những có hại cho đường ruột mà còn khiến đẩy nhanh quá trình lão hóa. Dưới đây là những tác hại do ăn quá no gây ra:
Bệnh chàm thể tạng trẻ em hay còn gọi là viêm da cơ địa trẻ em. Dựa vào biểu hiện lâm sàng chia ra làm 2 giai đoạn: chàm thể tạng nhũ nhi và chàm thể tạng thời niên thiếu.