ngày trước, tại cổng Bệnh viện 108 (đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội), có hai thanh niên đến phát tờ rơi rao bán thận, in trên giấy A4 kèm số điện thoại liên lạc, bất chấp việc hành vi này bị nghiêm cấm.
Một người bán hàng nước tại cổng Bệnh viện 108 cho biết: "Hai người này quê ở Hải Dương, muốn bán thận nhưng bệnh viện không cho nên mới đi phát tờ rơi. Nghe đâu là để trả nợ cho bố mẹ. Tôi cũng có người thân đang cần ghép thận nên cũng cầm lấy một tờ nhưng khi hỏi lại thì người này không cần nữa nên cũng không giữ lại".
Không chỉ công khai phát tờ rơi bán thận, hiện nay những lời chào mua nội tạng kiểu này xuất hiện nhan nhản trên các trang rao vặt, diễn đàn, chỉ bằng một cái nhấp chuột.
Một mẩu tin rao bán thận trên mạng. |
"Tôi 24 tuổi sức thanh niên nên vẫn khỏe mạnh bình thường không mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhóm máu O+. Cần hiến một quả thận, vậy gia đình nào có nhu cầu liên lạc qua email vodanh...@yahoo.com. Nếu được sẽ tiến hành các xét nghiệm rồi thỏa thuận sau".
Đây là lời rao của một thanh niên trên trang raovat. Theo lời tâm sự, cậu cũng là một sinh viên hẳn hoi nhưng vì không có tiền đóng học phí nên đã bị đình chỉ học. Gia đình không còn hỗ trợ nữa, đi làm thêm cũng không được bao nhiêu, lại đang nợ nần nên rất cần tiền.
"Cuộc sống không được như ý muốn, bế tắc khó còn lối thoát. Dù biết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tôi vẫn quyết định. Rất mong được gặp trực tiếp người bệnh cần ghép vì tôi không muốn làm giàu cho những kẻ cơ hội...", người thanh niên này viết.
Không chỉ công khai email, nhiều người còn đăng cả số điện thoại trên mạng để nếu có ai hỏi mua có thể liên hệ trực tiếp. Những mẩu tin đó thường rất ngắn gọn, kiểu như: "Tôi cần bán thận giá 50 triệu, máu B - Cần Thơ. Nhóm Máu B, 21 tuổi, khoẻ mạnh, không đau bệnh. Ai cần mua liên hệ sdt: 0916..."
Lần theo số điện thoại của một người bán thận khác là một thanh niên 30 tuổi, ở TP HCM, phóng viên Vnexpress.net nhận được câu trả lời "Bán lâu rồi" và cúp máy.
Thử một số điện thoại khác, một giọng thanh niên rất trẻ, ở Hà Tĩnh nhấc máy. Theo lời kể của cậu, vì nhà nghèo, mẹ lại mắc bệnh hiểm nghèo phải đi mổ mà không có tiền làm phẫu thuật. "Em cần gấp để trang trải tiền phẫu thuật cho mẹ. Nhà em nghèo lắm, cha mất sớm, em đã đi quyên góp nhưng không được bao nhiêu nên em mới quyết định bán một quả thận. Giờ có ai trả 50 triệu là em bán", cậu nói.
Không chỉ người bán, mà thông tin về những người muốn mua thận cũng có thể dễ dàng tìm trên mạng. Một mẩu rao vặt được đăng ngày 8/10/2009, của một người đàn ông ở TP HCM với nội dung "Cần mua một quả thận để cứu người, với giá cao. Tôi có ông anh bị suy thận giai đoạn cuối cần ghép thận, hiện giờ chưa có. Nếu ai có nhu cầu bán xin liên hệ với tôi. Ông anh tui nhóm máu B. Mọi chi tiết xin gọi: 094..."
Phóng viên Vnexpress.net đã liên hệ với chủ nhân của mẩu tin trên. Theo lời người đàn ông này, nhờ cách ấy mà anh trai anh đã được ghép thận. "Chỉ cần đăng tin như thế, chậm nhất là một tháng, không chỉ một mà có vô số người gọi điện đến để bán thận. Giá cả cũng tùy, người nào cần gấp thì 20 triệu đồng là bán, không thì 40, 50 thậm chí 70 triệu. Cái này là thỏa thuận giữa hai bên", anh kể.
Khi bày tỏ lo ngại về việc mua bán thận không được pháp luật cho phép, người đàn ông này nói: "Cái này em không cần lo, đơn giản mà. Mình có thể đến bệnh viện, bảo họ viết một giấy xác nhận hiến thận là được. Trước hết phải cùng nhóm máu, sau đó đến viện làm một loạt các xét nghiệm xem có phù hợp không".
Tuy nhiên anh cũng bày tỏ lo ngại: "Ghép rồi đấy nhưng thực sự vẫn lo vì không biết tuổi thọ có cao không".
Theo tiến sĩ Nguyễn Cao Luận, Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai, việc rao, mua bán thận trên mạng là chuyện bình thường của xã hội. Tuần nào ở khoa cũng có mấy thanh niên bảo là sinh viên đang cần tiền gấp đến gạ gẫm hỏi có ai cần mua thận thì sẵn sàng bán. Tuy nhiên, việc mua bán bộ phận cơ thể người pháp luật Việt Nam không cho phép nên bác sĩ cũng không thể giới thiệu dù có nhiều người cần.
Cũng theo tiến sĩ, tại Việt Nam hiện nay các ca ghép thận được thực hiện chủ yếu là do người nhà hiến. Vì thế, nếu người nào thỏa thuận mua được thận phù hợp để ghép thì thường sang Trung Quốc ghép. Hoặc đến bệnh viện họ khai là người thân, anh em hiến thận cho nhau.
"Việc nhiều người lách luật để bán thận là chuyện có xảy ra. Đúng luật một người đến cho thận phải trình hộ khẩu, chứng minh thư, tuy nhiên thực tế không mấy nơi ghép thận thực hiện điều này. Là bác sĩ ai cũng muốn cứu bệnh nhân, nếu thận phù hợp thì không tội gì mà không ghép", tiến sĩ Luận nói.
Theo VnExpress
Bệnh chàm thể tạng trẻ em hay còn gọi là viêm da cơ địa trẻ em. Dựa vào biểu hiện lâm sàng chia ra làm 2 giai đoạn: chàm thể tạng nhũ nhi và chàm thể tạng thời niên thiếu.
Một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm tai giữa (VTG) là chảy mủ tai. Thường là VTG xảy ra sau khi bạn bị cảm hoặc do từ viêm xoang, viêm amiđan, viêm hạnh nhân hầu. Tai bạn sẽ chảy mủ hoài nếu các nguyên nhân này không được trị dứt.
(HBĐT) - Ngày 16/3, Ban Quản lý Dự án VNM7 PG0003 hợp tác với UNFPA đã tổ chức hội nghị kiểm điểm tình hình thực hiện dự án năm 2009 và triển khai kế hoạch hành động năm 2010. Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ và các dự án T.Ư, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Y tế.
5/5 trường hợp mắc cúm A/H5N1 trong năm 2009 đều tử vong. 4 trường hợp mắc cúm A/H5N1 mới được phát hiện chỉ trong vòng hơn 2 tháng đầu năm 2010, trong đó 1 người đã tử vong và 1 trường hợp đang được điều trị tích cực tại BV Bạch Mai. Như vậy, sau một thời gian dài "ngủ quên", sát thủ mang tên H5N1 đã quay trở lại đe dọa sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
Mày đay (có nơi gọi là bệnh mề đay) là một bệnh dị ứng gặp khá phổ biến ở cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bệnh mề đay là tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, niêm mạc gây nên hiện tượng phù tại chỗ làm cho da bị phồng lên giống kiểu nổi da gà nhưng lại kèm theo ngứa tại nơi nổi da. Bệnh nổi mề đay có thể đơn thuần tại một vùng da, niêm mạc nào đó trên cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng và cũng có khả năng xuất hiện ở một số cơ quan khác gây nguy hiểm hơn.
Nhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với những biểu hiện sức khỏe bất thường của bé. Kết quả, họ thường đưa các bé đi khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.