Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ non, vỡ ối…
Thai phụ cần thay đổi nếp nghĩ, trong quá trình mang thai chỉ siêu âm là đủ, mà cần phải khám phụ khoa định kỳ, kịp thời phát hiện sớm viêm nhiễm để được điều trị, tránh nguy hiểm cả cho mẹ và con
8 lần siêu âm trong 4 tháng vẫn mất con
Lấy chồng được gần 1 năm mới có thai nên không chỉ chị Linh (Hà Đông, Hà Nội) mà cả gia đình hai bên nội ngoại đều mừng. Vì thế, ngoài “chiến dịch” tẩm bổ cho bà bầu, gia đình liên tục giục con dâu đi siêu âm xem thai nhi phát triển như thế nào, thằng cu hay cái hĩm, có bất thường gì không…
Vậy là sau muộn kinh 1 tuần, cô đi siêu âm để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa. Rồi lại theo lịch hẹn của bác sĩ, 7 tuần đi siêu âm lại xem có tim thai chưa. Bác sĩ hẹn tiếp khi thai 12 tuần đi siêu âm màu để chẩn đoán được các dị tật (nếu có) nhưng được 10 tuần Linh lại đi siêu âm tiếp vì muốn xem con lớn như thế nào rồi. Vì thế, khi thai vừa tròn 12 tuần thì Linh đã siêu âm tới 4 lần.
Ở tuần 12, thỉnh thoảng Linh thấy ở âm đạo “ục” ra tí nước, khi nhiều, khi ít nhưng chị nghĩ là són tiểu. Tuy nhiên sau đó một tuần, từ vùng kín bắt đầu chảy ra nhiều khí hư màu vàng đục. Đáng lẽ phải đi khám phụ khoa, nhưng lại chỉ vội vàng đi siêu âm xem em bé có bị ảnh hưởng làm sao không. Rồi khi hỏi kiến của mẹ, bà bảo phụ nữ mang thai ai mà chẳng viêm nhiễm phụ khoa do đi tiểu tiện nhiều, đừng dại uống, đặt thuốc gì hại con, nên chị chỉ duy trì siêu âm mỗi tuần một lần.
Tình trạng “són tiểu” vẫn liên tục, ngày càng tăng cho đến một ngày, khi thai nhi được hơn 16 tuần, đang ngồi xem ti vi, chị bỗng thấy nước “ục” ra từ âm đạo, ướt tràn qua băng vệ sinh hàng ngày, tràn xuống chân. Hoảng sợ, gia đình vội đưa chị tới viện cấp cứu. Nhưng dù cố hết sức, các bác sĩ đã không thể cứu được thai nhi do chị bị vỡ ối khi thai còn quá nhỏ.
Một trường hợp khác, liên quan tới bệnh lý sùi mào gà khi mang thai như do tâm lý sợ nhỡ tái phát bệnh sẽ phải bỏ thai nên thai phụ tuyệt nhiên không đề cập tới bệnh lý với bác sĩ siêu âm, cũng không quay lại khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ phụ khoa.
Khi đến ngày chị chuyển dạ sinh con, khám tử cung, bác sĩ phát hiện thấy một vài nốt tổn thương nhỏ quanh môi âm đạo đã chỉ định mổ đẻ, nếu không những tổn thương tại âm hộ, âm đạo do các nốt sùi mào gà này có thể gây chảy máu khó cầm, gây tổn thương âm đạo, hoặc khi thai nhi lọt qua âm đạo sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Điều trị phụ khoa không ảnh hưởng đến thai nhi
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (TTYT Lao động Bộ NN&PTNT) cho biết, rất nhiều thai phụ luôn có tâm lý ngại điều trị phụ khoa trong quá trình mang thai vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Bà cũng từng gặp trường hợp bệnh nhân mang thai 7 tuần bị viêm âm đạo và viêm lộ tuyến cổ tử cung, xét nghiệm bạch cầu, tạp khuẩn đều ở mức cao nhưng nhất quyết không chịu đặt thuốc, chỉ dùng lá trà xanh rửa hàng ngày vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Đến khi khí hư ra quá nhiều, có mùi khó chịu, lại thêm tình trạng đau, ngứa, rát, sưng nề nơi âm đạo… thai phụ này mới quay lại khám và đặt thuốc.
“Lẽ ra ở giai đoạn sớm, khi tình trạng viêm nhẹ mà thai phụ đặt thuốc chỉ cần từ 3-5 ngày là khỏi, nhưng lần này, tình trạng viêm nặng, thai phụ phải vừa kết hợp uống, vừa phải đặt thuốc đến 12 ngày cho ổn định tình trạng viêm. Còn sau đó, sau sinh thì sản phụ mới có thể chữa dứt điểm tình trạng viêm lộ tuyến”, BS Dung nói.
Vì thế, BS Dung khuyến cáo thai phụ nên đi khám phụ khoa trong quá trình mang thai và nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Bác sĩ luôn tính toán lựa chọn loại thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi nhất, nên thai phụ có thể yên tâm điều trị, tránh tình trạng sợ đặt thuốc gây hại đến con, dẫn đến việc viêm nhiễm nặng, đến lúc không thể giữ nổi thai nhi do vỡ ối, sẩy thai…
Như trường hợp của bệnh nhân Linh nêu trên, nếu được điều trị tình trạng viêm âm đạo ngay từ đầu, chắc chắn sẽ không xảy ra nguy cơ vỡ ối khiến không thể giữ được thai nhi. Vì viêm nhiễm từ âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập ngược lên trên, ăn mòn màng ối khiến màng ối càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén.
Còn những thai phụ mà từng bị sùi mào gà, thì họ hoàn toàn có mang thai khi tại âm đạo không còn những nốt sùi hay bất cứ tổn thương nào. Nhưng những sản phụ này cần ghi nhớ, phải tái khám phụ khoa theo lời dặn của bác sĩ. Vì với người nhiễm virus HPV, dù đã được điều trị hết triệu chứng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối trong máu người mẹ có còn virus này hay không. Rất có thể nó biến mất hoàn toàn, nhưng cũng có thể nó lui vào thời kỳ ổn định, chờ đợi cơ hội là bùng phát.
Việc khám định kỳ sẽ phát hiện sớm tổn thương còn mọc lại hay không. Nếu không may trong quá trình mang thai mà bệnh tái phát thì người mẹ sẽ được điều trị tích cực trước sinh, giảm nguy cơ lây nhiễm cho con.
Bác sĩ Dung khuyến cáo, việc khám phụ khoa là rất quan trọng trước khi mang thai và cả thời kỳ thai nghén vì nếu có viêm nhiễm sẽ được kịp thời chữa trị, giảm nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé. Vì thế, dù trước khi mang thai không bị viêm nhiễm, thì mỗi lần khám thai, chị em cũng cần phải khám phụ khoa, đặc biệt là khi có hiện tượng ra khí hư nhiều, ngứa, rát vùng âm đạo.
Theo NLĐ
Một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm tai giữa (VTG) là chảy mủ tai. Thường là VTG xảy ra sau khi bạn bị cảm hoặc do từ viêm xoang, viêm amiđan, viêm hạnh nhân hầu. Tai bạn sẽ chảy mủ hoài nếu các nguyên nhân này không được trị dứt.
(HBĐT) - Ngày 16/3, Ban Quản lý Dự án VNM7 PG0003 hợp tác với UNFPA đã tổ chức hội nghị kiểm điểm tình hình thực hiện dự án năm 2009 và triển khai kế hoạch hành động năm 2010. Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ và các dự án T.Ư, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Y tế.
5/5 trường hợp mắc cúm A/H5N1 trong năm 2009 đều tử vong. 4 trường hợp mắc cúm A/H5N1 mới được phát hiện chỉ trong vòng hơn 2 tháng đầu năm 2010, trong đó 1 người đã tử vong và 1 trường hợp đang được điều trị tích cực tại BV Bạch Mai. Như vậy, sau một thời gian dài "ngủ quên", sát thủ mang tên H5N1 đã quay trở lại đe dọa sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
Mày đay (có nơi gọi là bệnh mề đay) là một bệnh dị ứng gặp khá phổ biến ở cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bệnh mề đay là tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, niêm mạc gây nên hiện tượng phù tại chỗ làm cho da bị phồng lên giống kiểu nổi da gà nhưng lại kèm theo ngứa tại nơi nổi da. Bệnh nổi mề đay có thể đơn thuần tại một vùng da, niêm mạc nào đó trên cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng và cũng có khả năng xuất hiện ở một số cơ quan khác gây nguy hiểm hơn.
Nhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với những biểu hiện sức khỏe bất thường của bé. Kết quả, họ thường đưa các bé đi khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
Hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng, hái hoa đã nở ngay tại cây 20 - 30g, để tươi, trộn với đường trắng hay mật ong, hấp cơm rồi nghiền nát, uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Có thể dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp sau: