Dịch cúm A/H5N1 trên người có nguy cơ bùng phát trở lại do ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao l Có thể gây nên đại dịch với mức độ khó lường

Chưa đầy 3 tháng đầu năm 2010, cả nước đã có 5 bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H5N1, trong đó 2 người tử vong. Dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát mạnh, tuy nhiên tại Hà Nội và TPHCM, nguồn lây bệnh là gia cầm sống không qua kiểm dịch vẫn được bày bán tràn lan.


Bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 tại Hà Nội vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: N.Hà

Độc lực đang mạnh lên


Theo các chuyên gia dịch tễ, dịch cúm gia cầm đang tái xuất và bùng phát ở nhiều địa phương. Chỉ trong vòng 1 tuần qua, cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1, trong đó virus nguy hiểm này đã cướp đi sinh mạng của một bé gái 3 tuổi ở Bình Dương. Trường hợp còn lại là bệnh nhân nữ 25 tuổi, tại Hà Nội  hiện vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới quốc gia trong tình trạng nguy kịch.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới quốc gia, bệnh nhân trên được điều trị tích cực hơn một tuần nhưng vẫn chưa thể tiên lượng được điều gì, hiện bị suy đa phủ tạng và vẫn đang phải thở máy.


Nhìn lại cả năm 2009, VN ghi nhận 5 ca nhiễm cúm A/H5N1 và tất cả đều tử vong thì chưa đầy 3 tháng đầu năm 2010, số người nhiễm cúm A/H5N1 đã bằng cả năm 2009, số ca tử vong cũng xấp xỉ một nửa. Cùng với Indonesia, VN là một trong hai nước có nhiều trường hợp tử vong nhất thế giới vì nhiễm virus cúm A/H5N1. TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), nhận định dịch cúm A/H5N1 trên người có nguy cơ bùng phát trở lại do ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao.


Một nguyên nhân khác được các nhà khoa học VN công bố mới đây đã khẳng định độc lực của virus cúm A/H5N1 tại VN đang tăng dần và có thể khiến việc điều trị khó khăn hơn. Theo TS Lê Quỳnh Mai, Trưởng Khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các chuyên gia đã phát hiện có ít nhất 7 nhóm kháng nguyên trên virus cúm gia cầm kể từ khi loại virus này có mặt tại VN.


Chết người mới lo dập dịch


Trước thông tin trên, các chuyên gia dịch tễ đã bày tỏ  lo ngại rằng sớm muộn gì thì một loại virus mới cũng có thể xuất hiện từ sự tái tổ hợp của các chủng virus cũ và gây nên đại dịch với mức độ khó lường. Trong khi đó, theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, virus H1N1 dù đã giảm nhưng vẫn tồn tại, nên khi nó trở nên mạnh, nguy cơ tái tổ hợp là có. Hơn nữa, virus cúm không có tính ổn định về mặt di truyền nên khả năng đột biến sẽ rất cao.


Bộ Y tế cảnh báo với sự tồn tại cùng thời điểm cúm A/H1N1, cúm A/H5N1 ở người và cúm gia cầm cộng thêm điều kiện thời tiết mùa đông-xuân là môi trường lý tưởng cho virus cúm phát triển và lây lan. Hiện Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa dỡ bỏ báo động cấp 6 của đại dịch cúm A/H1N1. Trong khi đó, hơn 1 tháng qua, nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận người mắc và tử vong do cúm A/H5N1.


Sau gần 7 năm kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên nhiễm cúm A/H5N1 tại VN, đến thời điểm này, virus cúm A/H5N1 đã cướp đi sinh mạng của hơn 60 người nhưng có một thực tế đáng lo ngại là người dân vẫn thờ ơ với “tử thần” H5N1. Chỉ đến khi dịch bùng phát, các cấp chính quyền địa phương mới cuống quýt lo dập dịch, phòng bệnh... vì thế dịch cứ “đến hẹn lại lên”. Theo các chuyên gia dịch tễ, ở nhiều địa phương khi phát hiện cúm A/H5N1 trên người, thậm chí có người tử vong, chính quyền  mới “tất tưởi” vào cuộc khoanh vùng dập dịch và khuyến cáo người dân phòng bệnh. 

Gia cầm không kiểm dịch bán tràn lan


Tại một số chợ ở Hà Nội như Chợ Mơ, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hôm - Đức Viên, Mai Động..., nhiều chủ hàng vẫn bày bán tự do và vô tư chào mời khách mua gà, ngan, vịt sống cũng như được làm sẵn mà không hề có dấu kiểm dịch. Ở các chợ cóc, chợ tạm, thậm chí ngay trên vỉa hè, lòng đường nhiều con phố, gia cầm sống cũng được bày bán nhan nhản. Tại một chợ ở đường Tam Trinh, người cắt tiết, vặt lông, kẻ mua tấp nập nhưng đều không có trang bị biện pháp phòng dịch. Tại chợ cóc ở đường Minh Khai, chị Hồng - một chủ hàng-cho biết: “Ngày nào tôi cũng bán được  mấy chục con gà. Nếu có xảy ra điều gì thì tôi là người bị ảnh hưởng đầu tiên”.


Ở TPHCM, nhiều chợ cũng như dọc theo nhiều tuyến đường cũng bày bán gia cầm sống công khai, giết mổ tại chỗ. Khu vực chợ Trần Chánh Chiếu, (quận 5) có cả chục người bán tập trung. Họ bày gia cầm sống xuống cả lòng đường mời chào khách vô tư. Chợ Tân Sơn (quận Gò Vấp) có gần 20 điểm bán gà, vịt công khai. Khu vực quận Gò Vấp còn có nhiều điểm bán gia cầm sống trên cầu An Lộc, cầu Trường Đai, đường Nguyễn Oanh, Lê Đức Thọ. Quận Bình Thạnh có chợ Văn Thánh, chợ Thị Nghè. Tương tự, khu vực chợ thủy sản lề đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) cũng có cả chục nhà bán gia cầm sống. Quận 8 có chợ Phạm Thế Hiển...


Theo Chi cục Thú y TPHCM, hiện trên địa bàn TP có khoảng 200 điểm buôn bán gia cầm trái phép. Những điểm này tồn tại trong nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương xử lý đến nơi đến chốn.

 

                                                                                Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục