Đào nhân.

Đào nhân.

Một số chị em với những lý do khách quan, cũng có khi là chủ quan mà thiên chức làm mẹ đến với họ hơi muộn mằn, đôi khi lại có những khó khăn nhất định khiến cho một số chị em vì quá mong đợi dẫn đến sốt ruột, đôi khi trở nên nhẹ dạ, cả tin.

Nắm bắt được những tâm lý này, một số người hành nghề YHCT thiếu lương tâm vừa qua đã tạo ra những vụ mang thai “ảo”: có bầu mà không có thai nhi. Do vậy cũng cần cung cấp một số thông tin cần thiết về thuốc cổ truyền đối với việc sinh sản của các chị em để giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn và thực chất của vấn đề dùng thuốc cổ truyền trong sinh sản.

Việc hiếm muộn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có khi là do người chồng của họ mắc một số chứng về sinh lý yếu như hoạt tinh, di tinh, liệt dương, lãnh tinh (lượng tinh trùng yếu và thiếu về số lượng), sự hoạt động của tinh trùng kém, tỷ lệ tinh trùng di động ít... Hoặc chị em kinh nguyệt không đều, có khi bế kinh 2 - 3 tháng (không có hành kinh), có người tới 6 tháng hoặc 1 năm, thậm chí đến 2 năm... Cũng có khi kinh nguyệt lại quá nhiều, tháng một lần song lượng quá nhiều, hoặc 1 tháng có hai, ba lần. Thậm chí rong kinh hàng tuần... Đôi khi đau bụng kinh dữ dội...

Thuốc cổ truyền có ý nghĩa điều hòa và bổ trợ chức năng sinh sản như thế nào?

Với nam giới

Trước hết,  nếu nguyên nhân do phía nam, có thể tìm đến các vị thuốc mang tính chất "Bổ thận dương": Dâm dương hoắc, nhục thung dung, tắc kè, hải mã, hải sâm, lộc nhung, nhân sâm, hà thủ ô đỏ, ba kích, đỗ trọng, bạch cương tằm, ngài tằm đực... kết hợp với các loại thuốc khác. Tùy theo triệu chứng của từng trường hợp mà vận dụng các vị thuốc cho phù hợp. Có thể dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc hoặc thuốc ngâm rượu. Về liều lượng và cách dùng cụ thể cần được tư vấn nơi các thầy thuốc YHCT.

Với nữ giới

Trong các trường hợp vô kinh hoặc bế kinh mức độ vừa phải, thường sử dụng các vị thuốc hoạt huyết: Ích mẫu, ngưu tất, hồng hoa, đào nhân, xuyên khung... Nếu thời gian bế kinh kéo dài, có thể dùng các vị  thuốc phá huyết (tác dụng hoạt huyết mạnh hơn): nga truật, tô mộc, khương hoàng... Đương nhiên khi dùng các vị thuốc hành huyết nói trên thường dùng kèm các vị thuốc hành khí: hương phụ, trần bì, hậu phác... vì YHCT quan niệm: khí có  hành thì huyết mới hành còn khí bị tắc thì huyết bị trệ. Nếu huyết bị trệ, tức huyết  lưu thông kém thì sẽ gây đau đớn: "Bất thông tắc thống". Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều kinh theo từng chứng bệnh:

Khi bế kinh, đau bụng nhiều dẫn đến buồn phiền, mất ngủ, hồi hộp, lo sợ, đôi khi có cảm giác buồn nôn, nấc... có thể sử dụng  cổ phương sau: ngũ linh chi, xuyên khung, đương quy, đào nhân mỗi vị 15g;  hồng hoa, cam thảo mỗi vị 12g; mẫu đơn bì, xích thược, ô dược, hương phụ, chỉ xác mỗi thứ 10g; huyền hồ 6g. Uống dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần. Uống tới khi thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại.

 Ích mẫu.

Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng, có thể sử dụng phương sau: hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ, mỗi vị 10-12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, có thể thêm đường để điều vị. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.

Trường hợp kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, có thể dùng lá ngải cứu, lá cỏ nhọ nồi sao đen. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3-5 thang, hoặc dùng hòe hoa, trắc bách diệp, kinh giới tuệ, tất cả sao đen. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Trong trường hợp lượng kinh nguyệt ít, máu thâm, cần dùng các vị thuốc bổ huyết: bạch thược, đương quy, thục địa... kèm theo các vị thuốc hoạt huyết như xuyên khung, hồng hoa... Ví dụ dùng cổ phương: bạch thược, xuyên khung, đương quy, thục địa, hồng hoa, mỗi vị 12g, ngày 1 thang sắc uống. Uống liền 3-4 tuần lễ.

Mặt khác, đối với các chị em  có buồng trứng phát triển không tốt, nội tiết tố kém... dẫn đến các tình trạng rối loạn kinh nguyệt và suy yếu các hoạt động sinh lý: thờ ơ, lãnh cảm... cũng cần tìm đến một số các vị thuốc "Bổ thận dương": ba kích, hà thủ ô đỏ, tắc kè, cá ngựa... Tuy nhiên để kết quả đạt như ý muốn, cần có sự tư vấn đầy đủ của các thầy thuốc YHCT.

Như ta đã biết, trong thời đại hiện nay, với trình độ y học ở nước ta, việc khám và điều trị các bệnh vô sinh không còn là vấn đề quá khó khăn và thần bí như trước nữa. Vì vậy, người bệnh cũng cần trau dồi những hiểu biết cần thiết nhất để tránh những nguy cơ bị lừa đáng tiếc do các cảnh "thai ảo" gây ra, để rồi tiền lại mất và tật vẫn mang.

                                                                         Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục