Về mặt định nghĩa, chấn thương phần phụ mắt bao gồm các tổn thương của mi mắt, đường dẫn nước mắt (lệ bộ), hốc mắt. Phần phụ nhãn cầu nghe có vẻ không quan trọng lắm. Thế nhưng không có "phụ" thì chính cung lung lay. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu!

Các triệu chứng của chấn thương phần phụ nhãn cầu

Chấn thương phần phụ nhãn cầu tùy theo dạng đơn thuần hay phối hợp sẽ có các triệu chứng như sau:

- Chảy máu: các vết thương mắt hay vùng đầu mặt nói chung sẽ chảy máu khá nhiều do tính chất mạch nuôi, vòng nối tuần hoàn phong phú.

- Biến dạng giải phẫu: tùy tác nhân sang chấn, độ trầm trọng của chấn thương như: mi mắt bị gián đoạn, rách nát, đứt rời, mất tổ chức, đi lệch giải phẫu...; đường lệ bị gián đoạn hay mất một đoạn, có thể làm giảm hay mất khả năng dẫn lưu nước mắt, triệu chứng sẽ là chảy nước mắt; chấn thương hốc mắt gây phòi cơ, mỡ trong hốc mắt ra ngoài, di lệch xương hốc mắt gây biến dạng và mất cân đối vùng mặt. Cảm giác của bệnh nhân có thể là: tê bì, dị cảm vùng quanh mắt tổn thương, song thị do kẹt cơ vận nhãn vào vùng vỡ của hốc mắt, mắt bị lồi ra hay thụt vào so với mắt bên kia. Nặng nhất và đáng sợ nhất là chấn thương hốc mắt lan về phía đỉnh hốc mắt, gây tổn thương ống thị giác, kẹt dây thần kinh thị giác bên trong ống này..., tỷ lệ mù loà không thể cứu vãn khá cao.

- Nếu có chấn thương nhãn cầu phối hợp thì càng nặng nề hơn, mắt mờ, chảy máu nhiều hơn, phòi các tổ chức nội nhãn, nhiều biến chứng và di chứng hơn, tỷ lệ mù loà cũng cao tương ứng.

- Toàn thân: đa chấn thương, chấn thương sọ - mặt đi kèm không phải là hiếm. Trong hoàn cảnh đó sẽ có các dấu hiệu đe dọa tính mạng, hôn mê, shock...

- Bỏng da mi, mặt hay toàn thân: hiếm gặp hơn như bỏng kim loại nóng chảy, nổ bình ắc-quy, nổ cầu chì...

Các nguyên nhân gây ra chấn thương

Đa phần gặp ở nam giới, tuổi thanh niên hoặc trung niên. Các nguyên nhân rất đa dạng:

Tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt (chiếm 70%), tai nạn giao thông (25%), ngoài ra còn gặp tai nạn do hỏa khí  (5%).

Chấn thương mi hay gặp nhất bởi lẽ mi mắt như một người lính gác cổng cho cơ quan thị giác, mọi tác nhân sang chấn hay tác nhân gây bệnh đều đi qua mi rồi mới xâm nhập được vào nhãn cầu. Rất nhiều trường hợp may mắn nhờ có mi và động tác nhắm mi (một phản xạ bảo vệ rất có lợi) mà con mắt được bảo toàn, cũng có những trường hợp cả mi và nhãn cầu đều tổn hại do tác nhân sang chấn quá mạnh.

Nhẹ thì mi cũng sây sát bầm máu, nặng hơn thì đứt đoạn rách nát.

Hậu quả và di chứng

Chấn thương vào phần nào của phần phụ nhãn cầu cũng có những hậu quả, biến chứng  và di chứng của nó.

Mi mắt có chức năng che chắn, bảo vệ nhãn cầu, giàn nước mắt trên bề mặt nhãn cầu, thẩm mỹ... do đó tổn thương mi có thể gây sẹo xấu, hở mi, hếch mi ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhãn cầu không được mi che chắn có thể  bị khô, loét, viêm nhiễm... gây mù loà về sau.

Hệ thống dẫn nước mắt nếu bị cắt đứt sẽ gây chảy nước mắt kéo dài, phiền toái cho bệnh nhân, xấu về thẩm mỹ.

Hốc mắt bị gãy, vỡ, lún gây biến dạng trầm trọng cho vẻ cân đối của khuôn mặt. Gây kẹt thần kinh, cơ, mạch máu vào chỗ vỡ... ảnh hưởng đến chức năng mắt. Nhẹ thì mắt có thể bị lác hay nhìn đôi (song thị), mắt có thể bị lún vào sâu hay lồi ra, có thể vỡ kẹt vào vị trí nứt xương... rất nguy hiểm cho nhãn cầu. Đáng sợ nhất là mù loà do tổn hại thần kinh mắt đoạn sau nhãn cầu. Chấn thương phần phụ nhãn cầu nếu kèm theo vỡ nhãn cầu hay dị vật... thì các tổn thương càng nghiêm trọng hơn, xử lý phức tạp hơn, khả năng mù loà cũng cao hơn.

Điều trị và phòng ngừa chấn thương phần phụ nhãn cầu như thế nào?

Các chấn thương phần phụ nhãn cầu do chảy máu nhiều nên việc băng bó, sơ cứu hay khâu cầm máu khá quan trọng, tránh để shock do mất máu. Tuy nhiên nếu có vết thương thủng hay vỡ nhãn cầu thì ta không nên băng ép, các tổ chức nội nhãn sẽ phòi ra hết. Nên băng che hoặc dùng khiên bảo vệ mắt có lỗ sẽ tiện lợi hơn. Giảm đau tốt cho bệnh nhân, dùng kháng sinh liều đầu và phổ rộng, tiêm uốn ván nếu cần thiết...

Hạn chế chấn thương mắt hay phần phụ mắt hay bất cứ loại chấn thương gì cũng cần nói ngay đến ý thức tự đề phòng tai nạn của mọi người. Phải trang bị các phương tiện bảo hộ lao động: kính bảo hộ, hệ thống che chắn của máy móc. Việc đeo kính bảo hộ khi lao động, kính trắng khi đi đường hạn chế tai nạn hay giảm bớt tính nghiêm trọng của tai nạn khá nhiều.

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục