Thức ăn đựng trong hộp xốp này liệu có ẩn chứa nguy cơ nào đối với người tiêu dùng?

Thức ăn đựng trong hộp xốp này liệu có ẩn chứa nguy cơ nào đối với người tiêu dùng?

Việc Trung Quốc cho thu hồi và cấm sử dụng hộp xốp đựng thức ăn phát hiện có chứa chất gây ung thư, hay việc Hiệp hội đóng gói thức ăn quốc tế (IFPA) ở Hong Kong công bố thông tin, một nửa số hộp cơm (xốp, nhựa, giấy...) tại Trung Quốc chứa một lượng lớn bột khoáng có thành phần gây ung thư, đang làm “nóng” dư luận.

Thói quen khó bỏ

        Theo Hiệp hội đóng gói thức ăn quốc tế (IFPA) tại Hong Kong cho biết, một nửa số hộp cơm (xốp, nhựa, giấy...) tại Trung Quốc chứa một lượng lớn bột khoáng có thành phần gây ung thư. Riêng ở thành phố Bắc Kinh, có khoảng 30% hộp đựng thức ăn không đạt chuẩn. Số hộp thức ăn làm từ bột giấy mặc dù an toàn hơn song giá thành lại cao hơn chỉ chiếm có 10% thị phần trong khi hộp đựng thức ăn làm từ hộp xốp và nhựa độc hại chiếm 45% trên thị trường. Trung Quốc vừa ra quyết định cấm bán và sử dụng hộp thức ăn bằng xốp vì chúng có thể làm từ đồ phế thải.

      Hai nhà hàng nổi tiếng ở Bắc Kinh là nhà hàng bánh bao Laobian, 170 năm tuổi và nhà hàng Dong Laishun có thể bị IFPA kiện vì sử dụng loại dụng cụ đựng thức ăn có chất gây ung thư, và đây là vụ kiện đầu tiên sau khi nước này ban hành Luật an toàn thực phẩm.   TH (theo Chinadaily)

Phóng viên báo SK&ĐS đã dành một buổi để khảo sát hàng loạt các quán ăn trong địa bàn thành phố và phát hiện ra một điều: Tất cả các quán hàng từ sang trọng đến bình dân mỗi khi đựng thức ăn suất đều sử dụng đến hộp xốp. Tiêu thụ nhiều nhất phải kể đến những quán ăn sinh viên tập trung xung quanh các trường đại học và cao đẳng. Theo chị Hương-chủ quán cơm bán trước cổng trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, thì quán chị mỗi ngày tiêu thụ khoảng 60 -100 hộp xốp. Bình quân mỗi tháng quán nhỏ này của chị tiêu thụ hết hơn 2.000 hộp. Tất cả những hộp này đều được nhân viên một cơ sở sản xuất ở Thanh Oai–Hà Tây  mang đến hàng tháng. Những quán hàng chuyên bán cơm văn phòng thì mức tiêu thụ loại hộp này là rất lớn. Chủ một quán cơm văn phòng trên phố Kim Mã cho hay: Tất cả các suất cơm ở đây phục vụ các văn phòng trên phố này đều dùng hộp xốp để đựng. Tính sơ sơ có khoảng hơn 70 văn phòng trên đoạn phố này nên mức tiêu thụ loại hộp này không dừng ở con số hàng ngàn.

Cẩn trọng trong khi dùng

Chủ một cơ sở chuyên cung ứng loại nguyên liệu để sản xuất  hộp xốp ở thôn Dược Hạ-Tiên Dược-Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết: Những cơ sở sản xuất loại hộp này thường xuyên nhập “hạt nhựa” do cơ sở này gia công để về làm hộp. Để làm được loại hạt nhựa này thì trước tiên đổ tất cả các loại nhựa phế liệu đã được thu mua về nung trong lò ở nhiệt độ từ 120 -250oC. Sau đó nhựa nóng chảy sẽ được làm nguội đột ngột bằng những quạt tỏa nhiệt công xuất lớn. Cuối cùng những tảng nhựa đó sẽ được đưa vào máy “phay” nghiền nhỏ thành những hạt nhựa nguyên liệu.

Với cách thức làm như vậy thì không thể nói loại hộp này là an toàn được vì đơn giản ở nhiệt độ vài trăm độ C nhiều loại vi khuẩn độc hại vẫn có khả năng tồn tại. Không những thế nguyên liệu làm ra lại xuất phát từ những loại nhựa phế thải không thể quản lý được nguồn nhập thì rất nhiều khả năng các đồ nhựa thải ra từ các khu công nghiệp, bệnh viện... cũng được tận dụng.

 Hộp xốp rất phổ biến trong các quán cơm bình dân.Ảnh: PV

Theo lời một chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu và công nghệ thuộc Viện vật liệu khoa học thì chính thói quen dùng hộp xốp để đựng thức ăn nóng đã làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc vào thức ăn. Cụ thể dưới tác động của nhiệt nhiều loại phụ gia có trong hộp xốp sẽ tan chảy thẩm thấu vào  thức ăn. Đặc biệt,   monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều sẽ gây tổn hại đến gan, cũng như nhiều bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít... sẽ  tạo ra độc tố gây hại cho con người. 

                                                                                        Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hiểu rõ hơn về thuốc trợ tim digoxin

Thuốc trợ tim được hiểu đơn giản là các thuốc làm tăng lực co bóp của cơ tim, dùng trong các trường hợp suy tim. Các thuốc loại này được chia làm hai nhóm chính: thuốc trợ tim không phải glucosid và thuốc trợ tim glucosid, trong đó digoxin là loại thuốc trợ tim tiêu biểu thường được các thầy thuốc sử dụng nhiều nhất trong lâm sàng.

Dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC: Khuyến nghị mới cho trẻ dưới 6 tuổi

Hiện ở Mỹ, Canada, thuốc ho, thuốc cảm OTC (thuốc dùng không cần đơn) cho trẻ em dưới 6 tuổi có thể là đơn chất nhưng phần lớn hơn là có ít nhất 2 trong các chất dưới đây: hạ sốt (acetaminohen, ibuprofen), giảm ho (dextromethorphan), kháng histamin (chlopheniramin, phenergan), chống sổ mũi (phenylephrin, pseudomeohedrin, phenylpropanolamin), long đàm (guaifenesin)... Thị trường nước ta thường có các thuốc như siro alimimerazin, atusin, ameflu... cũng chứa 1 hay nhiều thành phần trong các chất nói trên.

Những nguy cơ khi lạm dụng kháng sinh

Dùng KS không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến một số vi khuẩn còn sống sót tạo ra chất chống lại KS đó, gọi là hiện tượng kháng KS.

Cảnh giác với dịch vụ "cơm hộp sạch" ở Hà Nội

Trên thị trường hiện đang rao bán và trưng biển quảng cáo cơm hộp sạch nhan nhản. Tại nhiều diễn đàn mạng, cơm hộp sạch được quảng cáo khá mời gọi, bắt mắt bằng những tấm ảnh chụp hộp cơm với các món ăn hấp dẫn và số điện thoại liên lạc. Nhưng cơ sở sản xuất của những hộp cơm này ở đâu thì không ai biết. Do vậy, người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là cơm hộp sạch, đâu là cơm hộp tự phát.

12 bí kíp dinh dưỡng an toàn

Một chế độ ăn uống cân bằng thôi thì chưa đủ. Bạn cần chú ý tránh sai lầm và sự dư thừa trong chế độ ăn của mình. 12 lời khuyên sau sẽ giúp bạn tránh những vấn đề không có lợi cho sức khoẻ.

Hãng thuốc tiết lộ chuyện chung chi cho bác sĩ

“Nếu không có người cầm bút ghi tên thuốc vào toa thì thuốc mãi mãi chỉ nằm kho, cho nên chúng tôi phải nâng giá thuốc lên để còn chi hoa hồng cho bác sĩ”, giám đốc một hãng dược thú thật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục