Dùng KS không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến một số vi khuẩn còn sống sót tạo ra chất chống lại KS đó, gọi là hiện tượng kháng KS.
KS vào cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có ích ở đường ruột mà các vi khuẩn này giúp cơ thể hấp thu một số vitamin B12, K, PP và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở ruột. Vậy dùng KS đã gây ra loạn khuẩn ruột, rối loạn tiêu hóa và bệnh thiếu sinh tố.
Một số vi khuẩn có nội độc tố, khi dùng KS vi khuẩn chết, độc tố vi khuẩn giải phóng vào máu làm cho bệnh nặng thêm và có thể tử vong. Dùng KS có thể gây ngộ độc cho một vài cơ quan như dùng KS nhóm aminosid có thể gây chóng mặt ù tai hoặc giảm thính lực, độc với thận. Cloroxit gây giảm bạch cầu, KS chống lao độc với gan, quinolone tổn thương gân xương.
Một biến chứng tồi tệ nhất là sốc phản vệ, cấp cứu không kịp thời dẫn đến tử vong.
Ngành nông nghiệp còn dùng KS trong chăn nuôi. Lượng KS tồn dư trong đất, trong nước, trong thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trải qua gần một thế kỷ, vị thế của KS đã được khẳng định, nhờ đó con người có thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, con người phải có trách nhiệm giữ gìn loại thuốc kỳ diệu đó bằng cách sử dụng thuốc KS hợp lý, đúng chỉ định. Ở những nơi có điều kiện nên làm KS đồ, người dùng KS phải tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không, con người đã vô tình đánh mất thứ “vũ khí” lợi hại để bảo vệ chính mình.
Theo Báo SKĐS
Ngày 31-3, các bác sĩ Khoa Ngoại Phụ khoa (Bệnh viện K, Hà Nội) đã phẫu thuật lấy ra khỏi ổ bụng của bệnh nhân Mai Thị K., 56 tuổi (ngụ Nga Sơn, Thanh Hóa) một khối u 19 kg.
Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường.
(HBĐT) - "Xã Mông Hóa cách trung tâm huyện Kỳ Sơn gần 5 km. Đây là một xã đông dân với 5076 khẩu, địa bàn rộng nhưng giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Trạm y tế không hề dễ dàng". Chị Nguyễn Thị Thảo, cán bộ y tế xã chia sẻ.
Trước thông tin Trung Quốc cấm dùng hộp xốp để đựng thức ăn sau khi phát hiện có chứa chất gây ung thư, hôm qua 30-3, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết đã đề nghị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ.
Vào những ngày nắng nóng, có ba tác nhân thường gây bệnh ở da: ánh nắng, không khí nóng ẩm, vệ sinh cá nhân kém. Các bệnh thường gặp trong điều kiện này đa phần dễ nhận biết và cũng dễ phòng ngừa
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản yêu cầu các trường tăng cường kiểm tra bếp ăn tập thể, căng tin trong trường học, nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.