Hiện ở Mỹ, Canada, thuốc ho, thuốc cảm OTC (thuốc dùng không cần đơn) cho trẻ em dưới 6 tuổi có thể là đơn chất nhưng phần lớn hơn là có ít nhất 2 trong các chất dưới đây: hạ sốt (acetaminohen, ibuprofen), giảm ho (dextromethorphan), kháng histamin (chlopheniramin, phenergan), chống sổ mũi (phenylephrin, pseudomeohedrin, phenylpropanolamin), long đàm (guaifenesin)... Thị trường nước ta thường có các thuốc như siro alimimerazin, atusin, ameflu... cũng chứa 1 hay nhiều thành phần trong các chất nói trên.

FDA cho dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC cho trẻ em lần đầu tiên năm 1976. Lật giở lại quyết định này, người ta thấy có các khiếm khuyết sau: không có số liệu về  hiệu quả và độ an toàn làm cơ sở. Các hướng dẫn sử dụng vẫn căn cứ trên số liệu nghiên cứu ở người lớn mà suy ra  (từ 2 - 5 tuổi  dùng 1/4,  từ 5 - 12 tuổi dùng 1/2 liều người lớn) mà chưa có nghiên cứu kiểm định lại ở trẻ em dưới 6 tuổi. Không có hướng dẫn dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Mãi đến năm 2007, FDA mới xem lại việc này.

Từ những nghiên cứu thực tế...

Các nhà khoa học đã phân tích 35 dạng thuốc có chứa histamin dùng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên 9.000 người lớn và trẻ em thấy: thuốc không đem lại lợi ích gì về lâm sàng, cụ thể là không làm giảm sung huyết mũi, không giảm chảy nước mũi, hắt hơi, không cải thiện các dấu hiệu chủ quan khác. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy thành phần chống sung huyết phối hợp trong thuốc tuy có đem lại một số lợi ích cho người lớn nhưng cũng không đem lại lợi ích nào cho trẻ < 5 tuổi. Trong một tổng phân tích khác thấy thuốc có làm giảm sung huyết so với người không dùng thuốc khác biệt khoảng 6%.  Tuy nhiên, trong tổng phân tích này không có các nghiên cứu dùng cho trẻ em nên cũng không thể áp dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Chương trình hợp tác giám sát phản ứng thuốc có hại Mỹ (CADES) tổng kết trong năm 2004-2005 có 7.091 trẻ dưới 12 tuổi phải  cấp cứu do dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC, chiếm khoảng 6% trong tổng số các trường hợp cấp cứu liên quan đến dùng thuốc chung. Trong số này có 25% dùng thuốc đúng hướng dẫn nhưng kết cục không như mong muốn, 60% dùng thuốc không có người trông coi. Số trẻ em đến khám vì tác hại của thuốc ho, thuốc cảm OTC gấp 8 lần so với thuốc khác. Nhóm trẻ có tỷ lệ cao nhất là trẻ dưới 5 tuổi và nhóm có tỷ lệ phản ứng có hại cao nhất là trẻ dưới 2 tuổi (Schae fer  -2008).

Trung tâm Kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC) cũng cho biết, năm 2005 có 1.519 trẻ em phải cấp cứu vì các vấn đề liên quan đến dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC (báo cáo CDC-2005).

Trong một nghiên cứu khác cho biết  trong số 274 trẻ cấp cứu do vấn đề liên quan đến dùng thuốc ho, thuốc cảm thì có tới 5% bị tai biến nặng đe dọa tính mạng (Pitetti-2008). Điều đặc biệt nghiêm trọng là trong các thuốc ho, thuốc cảm OTC có chứa một số thành phần có tính độc cao và đó là nguyên nhân gây ra tử vong cho trẻ.

Những công bố mới đây nhất (2009) cho thấy đầy đủ hơn và nghiêm trọng hơn về việc dùng các thuốc này ở trẻ em. Từ các nguồn dữ liệu  được khảo sát  trong đó có y văn,  các dữ liệu của FDA, số liệu của các nhà sản xuất cho thấy, trong 189 trường hợp tử vong có 118 trường hợp có liên quan đến dùng các thuốc ho, thuốc cảm OTC, trong đó có 103 trường hợp dùng không có đơn của thầy thuốc và 88 trường hợp dùng quá liều. Hai yếu tố kết hợp gây nên tử vong được đưa ra là trẻ <2 tuổi dùng với mục đích an thần và  dùng 2 hoặc  hơn 2 biệt dược trùng hoạt chất. Cũng lưu ý là có 10 trường hợp nghi là có dụng ý giết người (Dart RC-2009).

Và khuyến nghị

Từ kết luận trên, từ quý 3/2009, Bộ Y tế Canada không tán thành việc sử dụng tất cả các dạng thuốc ho, thuốc cảm OTC cho trẻ em dưới 6 tuổi và đề nghị cần thận trọng khi dùng các chế phẩm này cho trẻ em trên 6 tuổi. FDA cũng khuyến nghị không  dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC cho trẻ dưới 4 tuổi.

Ở nước ta, đặc điểm của thời tiết và khí hậu là điều kiện thuận lợi cho trẻ dưới 6 tuổi dễ bị ho và cảm sốt. Trong số này có một số là do nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh theo phác đồ), phần còn lại khá lớn là do nhiễm virut sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho trẻ dùng các thuốc ho, thuốc cảm OTC và tưởng là do hiệu quả của thuốc. Những nghiên cứu của Mỹ cho biết, thuốc ho, thuốc cảm OTC không đưa lại lợi ích gì về lâm sàng, trong khi đó lại  đưa đến một tỷ lệ cao về tai biến, trong đó có một tỷ lệ cao các  trường hợp nặng gây tử vong. Nước ta có những biệt dược tương tự như của Mỹ, Canada (do các nước trong khu vực hay nước ta sản xuất) vẫn được dùng rộng rãi không cần đơn. Theo khuyến nghị ở Mỹ và Canada, không nên dùng các loại thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi và thận trọng dùng cho trẻ trên 6 tuổi.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cúm gia cầm và cúm A/H5N1 ở người vẫn diễn biến nguy hiểm

Chiều 31-3, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người, TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, cho biết, hiện nay mặc dù đại dịch cúm A/H1N1 ở Việt Nam không còn ghi nhận những ổ dịch lớn nhưng vẫn xuất hiện các ca mắc lẻ tẻ. Đáng chú ý, qua 15 điểm giám sát trọng điểm cúm trên cả nước cho thấy đang có sự thay đổi đáng kể, có tới 80% số ca nhiễm cúm được xác định cúm B, còn lại là cúm A/H1N1. Trong khi đó vào dịp cao điểm cuối năm ngoái tỷ lệ nhiễm cúm A/H1N1 trong cộng đồng qua giám sát lên tới trên 85%.

Phẫu thuật khối u 19 kg

Ngày 31-3, các bác sĩ Khoa Ngoại Phụ khoa (Bệnh viện K, Hà Nội) đã phẫu thuật lấy ra khỏi ổ bụng của bệnh nhân Mai Thị K., 56 tuổi (ngụ Nga Sơn, Thanh Hóa) một khối u 19 kg.

Rau muống và những bài thuốc hay

Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường.

Trạm Y tế xã Mông Hóa khắc phục khó khăn, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

(HBĐT) - "Xã Mông Hóa cách trung tâm huyện Kỳ Sơn gần 5 km. Đây là một xã đông dân với 5076 khẩu, địa bàn rộng nhưng giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Trạm y tế không hề dễ dàng". Chị Nguyễn Thị Thảo, cán bộ y tế xã chia sẻ.

Trước thông tin hộp xốp đựng thức ăn gây ung thư: Ngành y tế khẩn trương kiểm soát

Trước thông tin Trung Quốc cấm dùng hộp xốp để đựng thức ăn sau khi phát hiện có chứa chất gây ung thư, hôm qua 30-3, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết đã đề nghị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ.

Bệnh da mùa nóng

Vào những ngày nắng nóng, có ba tác nhân thường gây bệnh ở da: ánh nắng, không khí nóng ẩm, vệ sinh cá nhân kém. Các bệnh thường gặp trong điều kiện này đa phần dễ nhận biết và cũng dễ phòng ngừa

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục