Người dân đất nước có tuổi thọ cao nhất thế giới Nhật Bản thường hay tự thực hiện những bài trắc nghiệm nhỏ về sức khỏe. Trắc nghiệm hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc phòng ngừa lão hóa, tật bệnh.

1. Thời gian đứng bằng một chân: Trắc nghiệm mức độ lão hóa

 

Đây là cách tự trắc nghiệm đơn giản nhất, dễ làm và vô cùng hiệu quả. Nó có thể phát hiện ra manh nha của sự lão hóa. Từ đó có biện pháp “ứng phó” kịp thời.

 

Phương pháp: Hai tay thả lỏng sao cho sát vào hai bên hông, nhắm mắt, đứng thẳng bằng một chân, sau đó tính thời gian.

 

Mức chuẩn tương đối:

- 9,9 giây đối với nam giới độ tuổi từ  30-35, nữ giới từ 40-49 tuổi

- 8,4 giây đối với nam giới tuổi từ 40-49, nữ  giới độ trong độ tuổi từ 50-59

- 7,4 giây đối với nam giới trong độ tuổi từ 50-59, nữ giới từ 60-69 tuổi

- 5,8 giây đối với nam giới trong độ tuổi 60-69, nữ  giới 70-79 tuổi

 

Nếu không đạt các tiêu chuẩn tương đối trên, mức lão hóa đã rất nhanh và nghiêm trọng.

 

2. Tỷ số vòng eo trên vòng mông (WHR): Trắc nghiệm lượng mỡ trên cơ thể

 

Tỷ số vòng eo trên vòng mông, hay tỷ số eo trên mông (waist-hip ratio- WHR) là thước đo cơ bản phản ánh mức độ phân bố các mô mỡ trên cơ thể.

 

Tiêu chuẩn: thấp hơn 0,8 đối với ở nam giới, thấp hơn 0,7 đối với nữ giới.

 

Theo tiêu chuẩn đề xuất của hiệp hội Y khoa Mỹ  năm 1997, nếu chỉ số WHR ở nam > 0,95 và  ở nữ > 0,86 thì những người này có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao, cần phải được theo dõi định kỳ.

 

3. Khả năng nín thở: Trắc nghiệm chức năng của phổi

 

Hít một hơi thật sâu, sau đó nín thở, thời gian nín thở càng lâu càng tốt (khoảng 30 giây đối với độ tuổi 50).

 

Phổi có hoạt động tốt mới có thể cung cấp lượng ô-xy cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tật.

 

4. Mạch đập: Trắc nghiệm chức năng của tim

 

Công thức chuẩn:

(Số nhịp đập lần 1+ số nhịp đập lần 2+số nhịp đập lần 3 - 200)/10

  

Đo ba lần mạch đập trong khoảng thời gian như nhau.

 

Kết quả:

- Chỉ số khoảng từ 0-3: tim mạnh khỏe, chức năng hoạt động tốt.

- Chỉ số từ 3-6: tim mạch khá tốt và ổn định.

- Chỉ số từ 6-9: chức năng tim mạch hoạt động bình thường.

- Chỉ số lớn hơn 12 cần phải  đến các cơ sở y tế để kiểm tra tim mạch.

 

5. Gập thân lên xuống: Trắc nghiệm thể lực

 

Cách làm: Nằm thẳng, đưa hai tay ra sau gáy, các ngón tay đan vào nhau; gập lưng ngồi dậy, sau đó lại hạ người xuống và lặp lại động tác.

 

Mức chuẩn:

- Khoảng 4-4,5 lần/ phút gập thân lên xuống đối với người độ tuổi 30

- 3,5-4 lần/phút đối với người khỏe mạnh độ tuổi 40

- 2,5-3 lần/phút đối với những người 50 tuổi

- 1,5-2 lần/phút đối với những người độ tuổi 60

 

 

                                                                             Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục