Dù nói đã "chai lỳ" với bệnh tật, nhưng mỗi khi nằm trên giường bệnh chạy thận, ánh mắt Thuận rất buồn
Đang ở lứa tuổi "bẽ gãy sừng trâu", nhưng nhiều người trẻ lại phải gắn chặt mình với chiếc máy chạy thận do bị suy thận nặng. Đáng nói, bệnh suy thận ở người trẻ thường phát hiện khi ở giai đoạn muộn do diễn tiến bệnh âm thầm.
Còn rất trẻ, mới 19 tuổi, nhưng em Nguyễn Thị Thanh (Ứng Hòa, Hà Tây) cũng đã có thâm niên chạy thận hơn 1 năm nay. Năm 18 tuổi, khi đang là cô học sinh lớp 12 trường THPT Đại Cường, Ứng Hòa, Hà Tây, thì phát hiện mình bị suy thận độ 4. Thanh kể, thời điểm đó, sức khỏe của mình hoàn toàn bình thường, sau một buổi đi học về, bỗng dưng Thanh bị sốt, kèm theo hiện tượng phù nề chân, tay, rồi không đi tiểu được. Gia đình vội đưa em tới viện khám, nghĩ cũng chắc bệnh cúm sốt thông thường, nên khi bác sĩ thông báo Thanh bị suy thận giai đoạn 4, mỗi tuần phải chạy thận 3 lần tại khoa Thận nhân tạo thì cả gia đình đều sốc.
Kể từ thời điểm đó, Thanh nghỉ học hẳn, không dám đến trường mà chỉ ở nhà, tuần đến viện 3 lần lọc máu. Nhà nghèo, chưa có nghề nghiệp gì nên Thanh cũng không dám ở trọ tại viện cho gần, mà mỗi lần đi chạy thận đều có chị gái đèo đi, đến 7h tối, sau khi chạy xong thì hai chị em lại trở nhau về.
“Em có bảo hiểm hộ nghèo, được bảo hiểm chi trả gần hết, thế mà mỗi tháng cũng phải trả thêm 300 ngàn, rồi chị gái lại mất thời gian, công sức chở em lên viện. Em thì yếu, chẳng làm gì giúp bố mẹ được, sao đành lấy thêm tiền của ông bà để ở trọ. Bố mẹ già rồi, vừa phải nuôi em, vừa phải cáng đáng thêm chi phí về bệnh tật, đau lòng lắm nhưng chẳng biết làm sao, em chẳng thể làm gì ra tiền”, nói rồi Thanh bật khóc.
Ngay cạnh giường của Thanh là chàng trai trẻ Nguyễn Duy Thuận (25 tuổi) đang nằm lọc máu. Đã có thâm niên 4 năm chạy thận do suy thận độ 4, nên Thuận đã “chai sạn”, chấp nhận bệnh tật của mình.
“Khi đó mình mới 21 tuổi, đang là sinh viên đại học Mở Hà Nội, chẳng bao giờ nghĩ, trai trẻ khỏe khoắn như mình lại phải gắn với bệnh viện như bây giờ. Lúc đó mình cũng không thấy có dấu hiệu gì, chỉ là thấy người hay mệt mỏi, nhất là sau khi chơi thể thao nên mới đi khám. Khi bác sĩ trả kết quả, yêu cầu nhập viện chạy thận vì suy thận giai đoạn cuối, mình còn tưởng bác sĩ nhầm. Sau đó mới vội gọi về cho gia đình, cả nhà đều sốc, bản thân mình cũng sốc, giờ thì đã “chai lỳ” rồi”, Thuận chia sẻ.
Vì đang là sinh viên nên Thuận luôn phải chọn giờ lọc máu vào ca 3. Sau buổi học, đến viện lọc máu trong 3 tiếng rưỡi, rồi lại phóng xe về nhà tận Hoài Đức, Hà Nội.
Đứng ngay cạnh Thuận để đợi đến lượt lọc máu, anh Bùi Hồng Quang (28 tuổi ở Đan Phượng, Hà Nội) trầm ngâm vì đã đi làm mấy năm rồi, mà anh chẳng giúp được gia đình chút gì về kinh tế. Toàn bộ tiền thu nhập chỉ đủ chi phí chạy thận, có những tháng, gia đình còn phải giúp thêm, nên đến giờ anh vẫn không dám nghĩ tới chuyện lập gia đình.
Cũng chỉ từ những biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chán ăn, thèm nước, Quang đi khám và rất ngỡ ngàng khi đã bị suy thận ở giai đoạn 3B và buộc phải lọc máu tuần 3 lần. Do BHYT trái tuyến nên mỗi tháng, anh phải trả viện phí là 3.640.000 đồng, trong khi mức lương chỉ 4,5 triệu/tháng.
“Rất may mình còn có gia đình, có mọi người trong công ty ủng hộ. Sếp rất thông cảm, giúp đỡ mình. Sau chạy thận ca 4 là khoảng hơn 10h, mình về luôn công ty ngủ, sáng hôm sau đi làm luôn. Chứ nếu phải một mình đối mặt với căn bệnh này sẽ rất khó khăn”, anh Quang nói.
Và còn rất nhiều bệnh nhân trẻ khác đang lọc máu tại khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) đều phát hiện bệnh một cách tình cờ. Sau một buổi chơi thể thao, một ngày đi học về, họ bỗng thấy mệt mỏi, uể oải, bị sốt, phù nề… và khi đến viện khám, rất nhiều người trong số đó đã bị suy thận giai đoạn cuối, buộc phải lọc máu để duy trì sự sống.
“Chạy thận rất tốn kém”
“Trong khi người suy thận trên thế giới chủ yếu là người già, tuổi chạy thận trung bình từ 60 tuổi trở lên thì ở Việt Nam, suy thận giai đoạn cuối lại đang gặp ở rất nhiều người trẻ tuổi”. TS Nguyễn Cao Luận, trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.
Khi phải lọc máu, chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với điều trị bảo tồn (suy thận ở giai đoạn đầu 1, 2) và thường phải sau 5-10 năm mới phải chạy thận, vì thế, TS Luận khuyến cáo việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Theo thống kê, khoảng 10% dân số bị suy thận ở các cấp độ, trong số đó 10% phải lọc máu (trong đó chỉ khoảng 10% số này được điều trị). Còn rất nhiều người bệnh khác, khi phát hiện bệnh, chỉ chạy thận được 1-2 lần rồi xin về để chết vì quá nghèo. “Chí phí điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo là 7,5-8 triệu đồng/tháng, nếu lọc màng bụng là 9,5 triệu đồng/tháng. Theo nguyên tắc đồng chi trả, người nghèo có bảo hiểm y tế phải trả 300 - 400.000 đồng/tháng. Dù bệnh viện đã phân bổ lại nguồn thu để hỗ trợ một nửa phí điều trị cho bệnh nhân suy thận có bảo hiểm, nhưng rất nhiều người bệnh nghèo đến mức không có tiền chi phí sinh hoạt, ăn ở trong thời gian chạy thận, nhà neo người nên đành chấp nhận cái chết”, TS Luận cho biết.
Tuy nhiên, bệnh suy thận lại diễn biến rất âm thầm, khó nhận biết. Khi đã có biểu hiện như ăn không ngon, mệt bất thường, đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, đau bụng, đau dọc theo vùng cột sống thắt lưng, cao huyết áp, phù nề hay bị chuột rút... thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, tất cả mọi người (kể cả những người trẻ) nên khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm cơ bản về về huyết học, tiết niệu 6 tháng/lần để phát hiện bệnh.
Theo DanTri
Men răng là một lớp vật chất có thể chịu được nhiều tác động nhưng lại rất dễ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân
Đã điều trị hơn 1 tuần nay nhưng bé T.N.T (13 tuổi), ngụ huyện Kưmgar, Đắc Lắc vẫn chưa có dấu hiệu hồi tỉnh. Nằm thiêm thiếp trong cơn hôn mê sâu, bé T. phải thở bằng máy và người cha liên tục phải đặt ống thở cho bé. “Trước khi vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc, cháu đi học bình thường, nhưng bỗng dưng cháu bảo nhức đầu. Vậy là hôm sau lên cơn co giật và hôn mê luôn”, ông Trần Công Giáo, bố bé T., cho biết. Tại BV Nhi đồng 1 TPHCM, bé T. đã được xác định bị viêm não.
Ngày 5.4 tại Hà Nội, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội công bố Điều tra sức khỏe răng miệng của trẻ em từ 4 - 8 tuổi tại 5 tỉnh thành Việt Nam là Lạng Sơn, Thái Bình, Hà Nội, Bình Thuận và Tiền Giang.
Trong các mẫu hộp xốp được xét nghiệm mới nhất (bao gồm cả loại có chữ Trung Quốc vừa tìm thấy tại Hà Nội), độ thôi nhiễm polystyren - chất liệu chế tạo hộp - đều dưới ngưỡng cho phép 8.000-10.000 lần.
(HBĐT) - Tháng 10/2009, CLB “Bà mẹ” và “Em gái” được xây dựng điểm ở 2 xã Yên Lạc và thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) tổ chức buổi sinh hoạt đầu tiên. Tham gia dự án, chị em được bổ trợ kiến thức, kinh nghiệm tạo gắn kết, xây dựng mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ, con vị thành niên thông qua trò chuyện về cuộc sống tình dục, sức khỏe tình dục bao gồm cả HIV/AIDS.
(HBĐT) - Quý I/2010, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục duy trì 2 mô hình CLB phòng chống HIV/AIDS và hoạt động của 80 nhóm lồng ghép SKSS/TDTK - KN tại địa bàn 2 huyện can thiệp Mai Châu, Tân Lạc.