Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam vừa mới được công bố sáng nay, 15- 4, tại Hà Nội, cho biết: Cả nước mỗi ngày tính trung bình có hơn 20 trẻ em và người chưa thành niên tử vong do tai nạn thương tích.

Lễ công bố báo cáo nói trên được Bộ lao động, Thương bình và Xã hội, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức.


Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam, ông Jean Dupraz, nói rằng, số liệu báo cáo vừa được đề cập chỉ là “một phần nổi của tảng băng chìm” của gánh nặng tai nạn thương tích. “Những con số này phản ánh một tình huống phải được giải quyết gấp”! Ông Jean Dupraz nói.



Tai nạn bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh cũng là mối nguy hiểm thường trực đối với trẻ em tại nhiều nơi.


Theo số liệu báo cáo, chỉ riêng năm 2007 nước ta có 7.894 trẻ em và người chưa thành niên tuổi từ 0 đến 19 bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT). Đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng và động vật cắn là những nguyên nhân chính gây ra các vụ TNTT dẫn tới tử vong đối với trẻ em.


Tại lễ công bố báo cáo, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đánh giá sau gần tám năm triển khai thực hiện Chính sách quốc gia phòng chống TNTT, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng, chống TNTT nói chung và phòng chống TNTT trẻ em nói riêng.


Đến nay có 43 tỉnh, thành phố thành lập Ban điều hành thực hiện chính sách quốc gia về phòng, chống TNTT. Hơn 50 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chuyên đề về lĩnh vực này.


Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, tình hình TNTT trẻ em đến nay vẫn chưa giảm. Trong đó tai nạn giao thông và đuối nước là nguyên nhân chính gây tử vong ở lứa tuổi sơ sinh cho đến vị thành niên, vượt xa những nguyên nhân khác.



 Chương trình dạy bơi cho trẻ em vùng sông nước mang lại kết quả tốt đã và đang được áp dụng tại nhiều địa phương.


Lãnh đạo Bộ Thương binh, Lao động và Xã hội nhấn mạnh: Đây thực sự là một vấn đề bức xúc của xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống còn và phát triển của trẻ em, biết bao gia đình phải chịu sự đau thương mất mát nặng nề. Do đó cần thiết phải có những can thiệp cấp bách với sự cam kết mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới.


Theo bản báo cáo về phòng chống TNTT trẻ em ở Việt Nam, TNTT trẻ em là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 830 nghìn trẻ em tử vong do TNTT không chủ định, tương đương với khoảng 2.000 trẻ tử vong mỗi ngày.


Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng chống TNTT, qua việc triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc, triển khai chương trình trường học an toàn, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông…


Tuy nhiên, hiện nay, tai nạn thương tích vẫn là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi ở Việt Nam. Trong đó tử vong do đuối nước chiếm 50%, do tai nạn giao thông chiếm hơn 20%, còn lại là do ngộ độc, ngã, bỏng và động vật cắn.


Ông Jean Dupraz, Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam, đã nhấn mạnh bốn điểm cần lưu tâm đặc biệt. Đó là, Việt Nam cần xây dựng một kế hoạch hành động toàn diện về phòng chống TNTT, bao gồm những thay đổi về lập pháp, hành pháp và môi trường để trợ giúp cho các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức hiện tại; tăng cường công tác điều phối liên ngành về phòng chống TNTT trẻ em ở tất cả các cấp.


Hai điểm quan trọng khác được đề cập là: Cần quan tâm củng cố kiến thức và cơ sở thực tiễn để giải quyết vấn đề TNTT trẻ em một cách hiệu quả. Và hoàn thiện việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sơ cấp cứu và các dịch vụ trước viện.


“Những dịch vụ y tế này rất quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích gây ra ở trẻ em”. Ông Jean Dupraz nói thêm.


Các nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử vong ở nhóm tuổi 0- 19 năm 2007:

-         Đuối nước 48%
-         Tai nạn giao thông 28%
-         Thương tích khác/ không phân loại 18%
-         Ngộ độc 2%
-         Ngã 2%
-         Động vật cắn 1%

(Theo Báo cáo tổng hợp về phòng chống
TNTT trẻ em ở Việt Nam)

 

                                                                              Theo ND

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục