Xơ não tuỷ rải rác (XNTRR) là bệnh gây tổn thương hệ thần kinh từng đợt, cuối cùng bệnh nhân bị tàn phế. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, người ta cho rằng các yếu tố: tự miễn dịch, sự mẫn cảm gen, nhiễm virut có vai trò quan trọng gây bệnh. Người trẻ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Những dấu hiệu để nhận biết mắc bệnh

Một người bị XNTRR sẽ có một số trong các triệu chứng sau đây: dấu hiệu đầu tiên là yếu, cảm giác tê bì, đau nhói hoặc khó chịu ở một chi bị liệt; cứng chi dưới; viêm thần kinh hậu nhãn cầu; nhìn đôi; mất thăng bằng; rối loạn cơ tròn như tiểu tiện không kìm được hoặc đái khó. Các triệu chứng thường hết sau vài ngày hoặc vài tuần mặc dù lúc khám thầy thuốc thường phát hiện một vài triệu chứng còn lại. Sau đợt bệnh đầu tiên, hầu hết bệnh nhân thường có khoảng thời gian "im lặng " hàng tháng hoặc hàng năm, rồi lại xuất hiện các triệu chứng mới hay tái phát các triệu chứng cũ. Dần dần sự tái phát và các triệu chứng không hết hoàn toàn, bệnh nhân bị tàn tật như liệt, co cứng, thất điều ở chi, giảm thị lực và rối loạn tiểu tiện. Khám bệnh ở giai đoạn này thường thấy teo gai thị, rung giật nhãn cầu, nói khó và các dấu hiệu tổn thương thần kinh (bó tháp), cảm giác, tiểu não hoặc ở các chi. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là các triệu chứng tiến triển tăng dần từ khi khởi phát và dẫn tới tàn tật vào giai đoạn tương đối sớm. Bệnh khó chẩn đoán được sớm, mà chỉ đến khi bệnh nhân bị tổn thương nhiều phần của hệ thần kinh trung ương vào các thời gian khác nhau. Một số yếu tố như nhiễm khuẩn, chấn thương, sau khi đẻ... làm cho bệnh dễ tái phát.

Phương pháp phòng và chữa bệnh

Bệnh nhân bị XNTRR có tiến triển bệnh rất thay đổi: một số người có sự hồi phục một phần của các triệu chứng ở đợt cấp, nhưng một đợt tái phát tiếp theo  có thể xảy ra không biết trước, không ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Kết quả cuối cùng sau các đợt bệnh là những tàn tật. Tuy nhiên, có khoảng một nửa số bệnh nhân không có tàn tật nặng trong 10 năm đầu sau khi phát bệnh. Điều trị trong đợt bệnh cấp có thể dùng corticosteroid có tác dụng hồi phục nhanh nhưng mức độ hồi phục không thay đổi. Liều cao prednisolon 60 - 80mg có thể dùng hàng ngày, trong vòng 1 tuần, sau đó giảm dần trong 2 - 3 tuần. Nhưng dù có điều trị steroid kéo dài cũng không ngăn chặn được cơn tái phát của bệnh. Nếu dùng thuốc beta interferon hoặc copolymer 1 có thể làm giảm được các triệu chứng nặng ở bệnh nhân có cơn tái phát - thoái lui. Một vài nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch mạnh ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh. Người ta còn cho rằng có thể dùng phương pháp thay huyết tương làm tăng ức chế miễn dịch trong bệnh xơ cứng rải rác, nhưng hiệu quả của phương pháp này trong các thể lâm sàng khác của bệnh chưa rõ. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị tình trạng co cứng và rối loạn bàng quang do thần kinh có thể rất cần thiết đối với bệnh nhân khi bệnh tiến triển. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp, tránh các hoạt động nặng hoặc gắng sức.

Với cơ chế tự miễn dịch và sự mẫn cảm gen thì việc phòng bệnh là khó khăn. Đối với yếu tố gây bệnh do nhiễm virut, phòng bệnh bằng cách tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chữa dứt điểm những bệnh do virut gây nên. Mọi người nên duy trì một chế độ tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe và khả năng thích nghi với môi trường sống. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt để giữ gìn sức khỏe phòng chống nhiễm bệnh do virut. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tránh khói, bụi, tiếng ồn, dùng khẩu trang khi đi đường cũng là biện pháp tốt để phòng bệnh.  

 

                                                                              Theo SK&ĐS 

Các tin khác

Khảo sát, tuyên truyền, tư vấn bệnh Thalassemia tại 3 xã của huyện Kim Bôi.
Rửa tay bằng xà phòng ngăn cản vi khuẩn tả xâm nhập cơ thể.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Dị ứng thức ăn ở trẻ em

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của việc hệ miễn dịch phản ứng do ăn phải những thực phẩm không hợp với cơ thể. Khi xảy ra dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra các kháng thể như kháng thể globulin E (GLE) để chống lại những tác nhân gây ra dị ứng. Kháng thể Gle cùng với hệ thống miễn dịch tiết ra chất hóa học được gọi là histamin đi vào trong máu. Nó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở, và thậm chí là gây sốc.

81% trẻ em từ 4 - 8 tuổi bị sâu răng sữa

Đây là kết quả điều tra được Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội công bố ngày 5/4 thực hiện trên nhóm trẻ em 4 - 8 tuổi ở 5 tỉnh thành gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Bình, Bình Thuận và Tiền Giang tháng 3/2010.

Nhiễm virut cự bào khi mang thai: Nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi

Nhiễm virut cự bào (cytomegalovirus, viết tắt CMV) khi mang thai ít được biết đến nhưng lại khá phổ biến và thực sự tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Loại virut này ít lây nhiễm nhưng đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, những phụ nữ làm công việc tiếp xúc nhiều với trẻ cần rất thận trọng. Nếu như thực hành vệ sinh đối với mọi người là cần thiết để phòng ngừa nhiễm khuẩn, trước tiên là cúm và viêm đường ruột thì đối với phụ nữ mang thai lại càng khẩn thiết. Khi mang thai, một số nhiễm khuẩn có thể nghiêm trọng không chỉ cho người mẹ mà cho cả thai và nhiễm CMV là một trong số nhiễm khuẩn cần đặc biệt quan tâm.

Hoắc hương - thanh nhiệt, sát khuẩn

Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm thuốc của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40-45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.

Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ

Nhìn chung mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.

Các loại đậu không phải là thực phẩm gây béo

Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ, đã cho biết một số thông tin đáng ngạc nhiên về các loại đậu cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng. Từ lâu, các loại đậu vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, và vì thế mà chúng được xếp vào nhóm thực phẩm gây béo. Tuy nhiên, sau khi được nghiên cứu kỹ càng hơn, quan điểm này đã thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục