Khảo sát, tuyên truyền, tư vấn bệnh Thalassemia tại 3 xã của huyện Kim Bôi.

Khảo sát, tuyên truyền, tư vấn bệnh Thalassemia tại 3 xã của huyện Kim Bôi.

(HBĐT) - Bệnh thiếu máu di truyền (Thalassemia) là bệnh bẩm sinh di truyền với những biểu hiện như thiếu máu từ nhỏ, nước tiểu sẫm màu, trẻ mắc bệnh thường thấp còi hơn những trẻ khác, gương mặt huyết tán rõ (mũi tẹt, trán dô, răng vô), bụng to dần, lách to. Thalassemia là bệnh về gene nên biện pháp chữa trị duy nhất là truyền máu và thải sắt.

 

Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Thời điểm cuối năm 2009, Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá tình hình bệnh Thalassemia trong cộng đồng dân cư tại 3 xã Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng của huyện Kim Bôi. Đoàn đã mời tất cả người dân trong xã, hướng mạnh đến lứa tuổi thanh niên và đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ đến tham gia khảo sát. Qua sàng lọc cho kết quả tỷ lệ người mang gene bệnh chiếm 23% trong nhóm nghiên cứu ngẫu nhiên. Trên địa bàn tỉnh ta hiện có nhiều người mang gene bệnh Thalassemia, riêng trong năm qua có hàng trăm lượt người đến Bệnh viện tỉnh để điều trị truyền máu.

 

Cũng theo bác sĩ Diệu, bệnh Thalassemia gặp ở mọi lứa tuổi, tuỳ theo người mang bệnh ở thể nặng hay thể nhẹ mà biểu hiện thiếu máu sớm hay muộn. Người mang bệnh ở thể nhẹ là những người chỉ mang gene bệnh, không có triệu chứng lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Bệnh nhân ở thể nặng bị thiếu máu nặng và sớm từ 5 – 6 tháng tuổi. Nếu không được truyền máu định kỳ thì tình trạng thiếu máu sẽ nặng hơn, kèm theo ứ sắt nặng ở gan, lách, tim, phổi, da và các cơ quan nội tạng khác... Khi sắt dư quá nhiều, cơ quan trong cơ thể bị rối loạn: sạm da, xơ gan, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển vận động và tâm thần. Trường hợp quá nặng có thể bị suy tim và tử vong.

 

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về loại bệnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi nếu được phát hiện sớm, can thiệp và điều trị đầy đủ (truyền máu và thải sắt liên tục định kỳ), trẻ vẫn sống, học tập và sinh hoạt bình thường. Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần vào viện để truyền máu thường quy, thông thường 1 – 2 lần/tháng và truyền máu suốt đời. Qua công tác tuyên truyền đồng thời tư vấn cho người dân về cách phòng bệnh. Cùng với việc lấy máu kiểm tra xét nghiệm, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là sàng lọc tiền hôn nhân. Trước khi kết hôn cần thử máu để biết mình có mang gene bệnh hay không, tư vấn 2 người mang gene bệnh không nên lấy nhau. Trường hợp 2 người mang gene bệnh đã kết hôn không nên sinh đẻ hoặc trong quá trình mang thai cần chẩn đoán để biết con có mang sắc bệnh hay không để có biện pháp xử lý phù hợp... Với đặc tính chỉ điều trị triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế tình trạng trẻ em mang bệnh, hạn chế nỗi đau của gia đình, người mang gene bệnh cần được phát hiện sớm, được tư vấn về di truyền để hiểu được nguy cơ thai nhi mắc Thalassemia ngay từ khi chuẩn bị kết hôn cũng như khi bắt đầu mang thai.

 

 

Theo khuyến cáo của Hội Thalassemia thế giới (TIF), cho đến nay, phương pháp điều trị cơ bản cho người mắc bệnh Thalassemia là truyền máu và thải sắt. Bệnh nhân thể nặng nếu không được truyền máu định kỳ sẽ tử vong trước 20 tuổi. Nếu đảm bảo tốt hai biện pháp này, người bệnh có thể phát triển, sống, học tập và làm việc một cách bình thường.

 

                                                                                                 Thu Hà

 

Các tin khác

Rửa tay bằng xà phòng ngăn cản vi khuẩn tả xâm nhập cơ thể.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

81% trẻ em từ 4 - 8 tuổi bị sâu răng sữa

Đây là kết quả điều tra được Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội công bố ngày 5/4 thực hiện trên nhóm trẻ em 4 - 8 tuổi ở 5 tỉnh thành gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Bình, Bình Thuận và Tiền Giang tháng 3/2010.

Nhiễm virut cự bào khi mang thai: Nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi

Nhiễm virut cự bào (cytomegalovirus, viết tắt CMV) khi mang thai ít được biết đến nhưng lại khá phổ biến và thực sự tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Loại virut này ít lây nhiễm nhưng đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, những phụ nữ làm công việc tiếp xúc nhiều với trẻ cần rất thận trọng. Nếu như thực hành vệ sinh đối với mọi người là cần thiết để phòng ngừa nhiễm khuẩn, trước tiên là cúm và viêm đường ruột thì đối với phụ nữ mang thai lại càng khẩn thiết. Khi mang thai, một số nhiễm khuẩn có thể nghiêm trọng không chỉ cho người mẹ mà cho cả thai và nhiễm CMV là một trong số nhiễm khuẩn cần đặc biệt quan tâm.

Hoắc hương - thanh nhiệt, sát khuẩn

Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm thuốc của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40-45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.

Cải thiện và phòng tránh tật khúc xạ ở trẻ

Nhìn chung mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học, trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.

Các loại đậu không phải là thực phẩm gây béo

Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ, đã cho biết một số thông tin đáng ngạc nhiên về các loại đậu cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng. Từ lâu, các loại đậu vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, và vì thế mà chúng được xếp vào nhóm thực phẩm gây béo. Tuy nhiên, sau khi được nghiên cứu kỹ càng hơn, quan điểm này đã thay đổi.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè

(HBĐT) - Bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng dễ nảy sinh nhiều loại bệnh, nhất là các bệnh lây qua đường tiêu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ thương hàn…; các bệnh lây truyền qua vectơ như viêm não vi rút, sốt xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp, có những bệnh trước chỉ xuất hiện vào mùa đông xuân nhưng nay có cả ở mùa hè như cúm A H1N1, H5N1. Mùa hè cũng là mùa dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục