Giá thuốc chưa được kiểm soát càng làm tăng thêm áp lực cho bệnh nhân.
Trong khi người bệnh đang điêu đứng với giá thuốc tăng cao mỗi ngày thì các cơ quan quản lý vẫn “rề rà” đi tìm giải pháp. Rút cục, “bàn ù cả tai” nhưng vẫn chưa có lối ra. Đó là ghi nhận tại cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Sở Y tế TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An cùng một số bệnh viện, công ty dược trong nước ngày hôm qua (20-4).
Giá thuốc có bình ổn?
Mở đầu hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội (UB CVĐXH QH) Nguyễn Văn Tiên nói giá thuốc đã được đưa vào Luật Dược cách nay 5 năm và đó là vấn đề thị trường nhưng nhà nước phải can thiệp bởi mặt hàng thiết yếu. Dư luận thời gian qua phản ánh giá thuốc tăng liên tục khiến người bệnh không chịu…xiết, và chính người bệnh nghèo càng điêu đứng. Thực tế này khiến dân bức xúc là đúng, và các cơ quan quản lý phải nhạy bén tháo gỡ cho dân.
Quả thật giá thuốc hiện quá cao đều được người dân xác nhận và chính các đại biểu Quốc hội cũng không ngoại trừ. Vậy nhưng, ngay trong báo cáo dài ngoằng của mình, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường cho rằng “giá thuốc được bình ổn”.
Để minh họa điều này, ông Cường căn cứ số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê - Bộ Công thương về chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế và xét trên bình diện chung của nền kinh tế, thị trường thuốc về cơ bản được duy trì ở mức ổn định, chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm y tế trong các năm vừa qua đều thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng! Vậy là xong! Cứ đưa đánh giá của Bộ Công thương ra dẫn chứng, còn thực tế giá thuốc cao - thấp thế nào, Cục Quản lý dược “miễn” bình luận.
Biện pháp bình ổn mà ông Cường cho biết Bộ Y tế đưa ra là biện pháp tổng thể - đó là đảm bảo quân bình cung - cầu. Còn cụ thể giá thuốc thì “không thể sử dụng các biện pháp hành chính để “buộc” giá thuốc đứng yên…”, ông Cường nói.
BS Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc BV Bình Dân TPHCM bức xúc vì giá thuốc khi vào bệnh viện đã là…giá ngọn. “Các hãng dược làm giá từ lúc nhập khẩu, phân phối đến mấy lần rồi mới đến bệnh viện”, BS Hùng nói. BS Hùng cũng cho biết đấu thầu thuốc có giá trị 1 năm nhưng hễ có biến động ngoại tệ các hãng dược lại liên tục đề nghị tăng giá. Nhiều khi họ còn dọa “cắt hàng” nên bệnh viện cũng…đuối.
Theo BS Hùng, Cục Quản lý dược phải xác định được giá thuốc sản xuất ở các nước bao nhiêu, rồi bán cho các nước trong khu vực bao nhiêu để áp giá phù hợp, quy định thặng số bán buôn, bán lẻ luôn, chứ không phải đợi đến khi doanh nghiệp “phù phép” tăng giá mấy lần mới biết!
Quản lý kém
Ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An cho biết việc đấu thầu thuốc tại bệnh viện hiện nay quá bất cập. Cùng một loại thuốc nhưng có hàng chục nơi sản xuất khác nhau và giá cả cũng khác nhau một trời một vực. Chẳng hạn chỉ riêng loại thuốc tăng huyết áp, thuốc sản xuất trong nước chỉ có giá 400 đồng nhưng thuốc điều trị bệnh này có xuất xứ từ Pháp lại có giá trên 8.000 đồng/viên. Vì vậy, cần có một danh mục thuốc đấu thầu thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu.
Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Ngô Tùng Châu nhấn mạnh đấu thầu thuốc tại các BV hiện trải qua 3 giai đoạn để thẩm định loại thuốc, nhà cung cấp… nhưng lại không có tiêu chuẩn nào để xác định chất lượng thuốc của nhà sản xuất nào tốt hơn và chất lượng đó đã tương xứng với giá thành chưa, làm nảy sinh tiêu cực.
Khi có ý kiến ưu tiên đấu thầu thuốc nội, Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường bàn lùi, đã gia nhập WTO và các nước sẽ phản đối vì phân biệt đối xử. Còn ý kiến đề nghị không cho thuốc tăng giá nếu xét thấy chưa phù hợp, ông Cường nói các doanh nghiệp sẽ không chịu cung ứng và bệnh viện kêu thiếu thuốc.
Riêng biện pháp khuyến khích nhập khẩu song song, ông Cường cho biết thường áp dụng với các loại thuốc biệt dược phân phối độc quyền, trong khi các hãng dược độc quyền phân phối chỉ bán cho một số nước và mỗi nước một giá, nếu có cho nhập khẩu song song thực ra cũng chỉ “gom” các loại thuốc đó trôi nổi ở nước ngoài rồi nhập về…
Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm UB CVĐXH QH cho rằng, thuốc là thị trường có bàn tay điều chỉnh của nhà nước. Còn để cho thị trường tự do là không được. Với 22.000 danh mục thuốc hiện nay, chỉ nên tập trung bình ổn giá một số loại thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân, nhất là thuốc trong bệnh viện. Mà danh mục thuốc thiết yếu chỉ khoảng 500 loại, mà không quản lý được là kém.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nêu giải pháp, quan điểm là giữ ổn định giá thuốc chứ không phải cố định. TPHCM có tới 4.000 nhà thuốc, hơn 600 công ty dược đã cho thấy một thị trường quá lớn, phức tạp.
Nhưng nếu khuyến khích dùng thuốc nội, giá thuốc sẽ kéo xuống. Dù nguyên liệu nhập tăng gấp 2 - 3 thì giá thuốc nội vẫn rẻ hơn thuốc ngoại. Thuốc ngoại tăng 2% - 5% người bệnh đã khổ, nhưng thuốc nội tăng vẫn dễ thở. Trong khi hiện riêng TPHCM có 22 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP và có thể sản xuất những loại thuốc tốt tương đương nhập khẩu
Theo SGGP
(HBĐT) - Hầu như ở bất cứ cổng trường nào, từ mầm non, tiểu học, THCS đến PTTH cũng có những cửa hàng, sạp hàng và những quán hàng rong phục vụ cho nhu cầu ăn, uống cho các em học sinh. Có cầu ắt có cung, đó là lẽ đương nhiên, nhưng điều đáng nói là không ít người chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà bán cho con trẻ đồ ăn, thức uống, đồ chơi không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, có chứa các loại hoá chất độc hại.
Trẻ tử vong vì ngạt nước, chấn thương sọ não do té cầu thang, thủng mắt vì chơi vật nhọn… Những tai nạn thương tâm liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông báo động về sự an toàn cho trẻ.
Một chú bé 3 tuổi nói rằng chú đã nhìn thấy cụ của mình trên thiên đàng trong lúc bé chết lâm sàng sau khi rơi vào một bể nước
Ngay sau khi PV đăng liên tiếp các bài viết (17 và 18-4) phản ánh tình trạng giá thuốc trong bệnh viện bán cao hơn bên ngoài nhiều lần, các trò phù phép đẩy giá thuốc được hãng dược “ảo thuật” trắng trợn, nhiều bạn đọc, người bệnh đã bày tỏ sự bức xúc. Trong khi đó, ngày 19-4, trả lời PV, lãnh đạo các bệnh viện cho rằng thuốc bệnh viện bán đúng giá và đấu thầu đúng quy trình. Còn thuốc bên ngoài là thuốc trôi nổi nên giá rẻ.
Vùng đất Tây Nguyên bao gồm bốn tỉnh Ðác Lắc, Ðác Nông, Gia Lai và Kon Tum có diện tích tự nhiên khá rộng nhưng mật độ dân cư phân bổ không đều. Kinh tế - xã hội chưa phát triển đã ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
(HBĐT) - Từ ngày 19 - 22/4, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn phòng ngừa đại dịch H2P cho 50 cán bộ chủ chốt 2 phường Tân Hoà và Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình). Đây là chương trình tập huấn phòng ngừa, ứng phó với đại dịch cúm mang tính nhân đạo (viết tắt là H2P).