Trời đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối lại lạnh căm căm. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu

 

Theo thống kê ở châu Âu, 50% người trưởng thành ít nhiều cảm thấy ê mình khi trái gió trở trời, trong số đó 2/3 là phụ nữ. Ở xứ mình tuy chưa có thống kê chính thức nhưng chỉ cần xem cảnh nhà thuốc bận rộn mỗi khi thay đổi thời tiết áp thấp áp cao nhiệt đới gì đó sẽ hiểu ngay số đối tượng không khỏe vì thời tiết cũng đông không kém số người chữa bệnh.


Lý do là vì hệ thần kinh giao cảm không thích ứng kịp với môi trường bên ngoài đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối thì lại lạnh căm căm. Nhiệt độ thay đổi càng bất thường, khác biệt càng nhiều thì nhà thuốc và thầy thuốc càng... khỏe. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu, từ nhức đầu bước qua sổ mũi, ho đàm, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là trầm cảm.


Vì triệu chứng rất “thượng vàng hạ cám” nên danh mục thuốc trị trở trời cũng thường dài lê thê. Hãng thuốc tất nhiên không dại gì bỏ qua cơ hội khuyến mãi nhiều lần với đủ loại dược phẩm.

Chưa biết đó là giải pháp thật sự hay không nhưng có một điều chắc chắn: Thuốc này chưa kịp hết “mốt” thì thuốc mới đã được trình làng. Điều đáng nói là người tiêu dùng vì quá bận rộn với cuộc sống căng thẳng, vì chỉ mong mau hết bệnh để “kéo cày” kiếm cơm nên ít ai nhận ra là chính hãng thuốc phủ nhận tác dụng của thuốc đã ra khi chào hàng thuốc mới.



Những chuyến dã ngoại hòa mình vào thiên nhiên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: HỒNG THÚY


Điều đáng nói hơn nữa là tuy nhiều loại thuốc hạ nhiệt, giảm đau, giải cảm... đã được lưu hành từ nhiều chục năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa có thầy thuốc nào dám khẳng định tính chất ưu việt của một loại thuốc nào đó qua công trình nghiên cứu với chất và lượng đủ sức thuyết phục người nghe.

Ngược lại, càng lúc càng nhiều thầy thuốc quả quyết kinh nghiệm y học dân gian và phương tiện dẫn xuất từ thiên nhiên là biện pháp hiệu quả để điều trị hội chứng rối loạn thần kinh giao cảm do kích ứng từ môi trường ngoại giới.


Bằng chứng là sau trung tâm điều trị “hội chứng trở trời” đầu tiên ở Áo, nhiều trung tâm khác tương tự đã thành hình ở nhiều nước vùng Trung Âu với tiếng tốt càng lúc càng vang xa. Thầy thuốc ở đó được khen nhờ hai ưu điểm:


- Không điều trị chỉ để giải quyết triệu chứng.


- Không áp dụng hóa chất tổng hợp mà chú trọng ứng dụng kinh nghiệm của y học cổ truyền.


Thế thì họ đã áp dụng phương pháp nào để giúp người bệnh khi trở lại cuộc sống đời thường nếu không tránh hẳn được “hội chứng trái gió” thì tối thiểu cũng có thể chịu đựng dễ dàng mà không cần dựa lưng vào viên thuốc hóa chất với phản ứng phụ có khi mạnh hơn tác dụng? Nếu tưởng thuốc gì quý hiếm thì nhầm. Câu trả lời đơn giản đến không ngờ, đó là:


- Ngâm chân bằng nước ấm.


- Tắm bùn khoáng hay thuốc dược thảo.


- Uống trà với các cây thuốc giải cảm như cúc hoa, bạc hà, khuynh diệp...


- Dùng thuốc đa khoáng tố với kẽm, crôm, mangan, magiê...


Có một điều hiển hiện nhưng nói ra chỉ sợ “bứt mây động rừng” là không ít thầy thuốc và ngay cả nhiều người bệnh, cũng có khuynh hướng chú trọng vào bệnh hấp dẫn, dù là bệnh có thuộc loại cứ 100.000 người chỉ có... một người bị bệnh.

Trong lúc nhiều căn bệnh tuy gắn chặt với cuộc sống đời thường thì lại dễ bị bỏ quên. Cũng vì thích “tìm mặt trăng giữa ban ngày” nên không ít nhà điều trị cứ ưa liếc mắt đến liệu pháp phức tạp, mặc cho bệnh nhân đau lòng vì sạch túi. Đáng tiếc vô cùng vì trong nhiều trường hợp giải pháp lại rất đơn giản, rất gần trong tầm tay.


Ước gì mọi người đừng quên một người thầy thuốc nhiều năm kinh nghiệm: Thiên nhiên

 

 

                                                                              Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hàng quán bán tại cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng trong giờ vào lớp luôn cuốn hút các em học sinh
Chơi cùng con và luôn để mắt đến con là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng ngừa tai nạn ở trẻ nhỏ

Tim ngừng đập hơn 3 giờ... vẫn sống

Một chú bé 3 tuổi nói rằng chú đã nhìn thấy cụ của mình trên thiên đàng trong lúc bé chết lâm sàng sau khi rơi vào một bể nước

Từ loạt bài “Nghịch lý giá thuốc” - Đấu thầu có vấn đề?

Ngay sau khi PV đăng liên tiếp các bài viết (17 và 18-4) phản ánh tình trạng giá thuốc trong bệnh viện bán cao hơn bên ngoài nhiều lần, các trò phù phép đẩy giá thuốc được hãng dược “ảo thuật” trắng trợn, nhiều bạn đọc, người bệnh đã bày tỏ sự bức xúc. Trong khi đó, ngày 19-4, trả lời PV, lãnh đạo các bệnh viện cho rằng thuốc bệnh viện bán đúng giá và đấu thầu đúng quy trình. Còn thuốc bên ngoài là thuốc trôi nổi nên giá rẻ.

Phòng, chống bệnh phong ở Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên bao gồm bốn tỉnh Ðác Lắc, Ðác Nông, Gia Lai và Kon Tum có diện tích tự nhiên khá rộng nhưng mật độ dân cư phân bổ không đều. Kinh tế - xã hội chưa phát triển đã ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Hội CTĐ tỉnh: Tập huấn phòng ngừa đại dịch H2P cho cán bộ chủ chốt 2 phường Tân Hoà, Đồng Tiến

(HBĐT) - Từ ngày 19 - 22/4, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn phòng ngừa đại dịch H2P cho 50 cán bộ chủ chốt 2 phường Tân Hoà và Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình). Đây là chương trình tập huấn phòng ngừa, ứng phó với đại dịch cúm mang tính nhân đạo (viết tắt là H2P).

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nợ đóng BHXH, BHYT?

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội. Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, ở tỉnh ta, phát triển BHXH đã thực sự là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Ngừa rối loạn ăn uống

Trẻ mắc bệnh thường rất sợ thức ăn, dễ nhợn ói hoặc ói vọt khi bắt đầu bữa ăn, thậm chí cả khi mới ngửi thấy mùi thức ăn hay nhìn thấy chén dĩa đựng thức ăn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục