Gãy xương đùi do tai nạn, thay vì chỉ băng bó rồi về, anh Thu phải nằm viện gần một tháng để điều trị tổn thương dây thần kinh, do đã đặt chân bị thương không đúng tư thế lúc đến bệnh viện bằng xe máy.
Các bác sĩ xác định, tai nạn không làm ảnh hưởng dây thần kinh ở chân, mà nguyên nhân là người đưa bệnh nhân đến bệnh viện đã quá cố gắng đỡ phần đùi gãy khiến máu tụ và bắp chân bị sưng nề làm thần kinh bị chèn ép.
"Trường hợp này nếu nằm trên băng ca, được bác sĩ hướng dẫn tư thế cố định chân, việc tổn thương thần kinh đã không xảy ra", một bác sĩ nói.
Gọi cấp cứu 115 để được chăm sóc đúng chuyên môn, người bệnh sẽ giảm nguy cơ tử vong. Ảnh: An Quí. |
Theo bác sĩ khoa cấp cứu của các bệnh viện Trưng Vương, 115, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình... tại TP HCM, tình trạng người bệnh chưa quá nghiêm trọng trở thành nặng, hoặc có thể được cứu sống thì lại không kịp nữa, là không hiếm. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp này là do không được xử trí đúng chuyên môn trên đường nhập viện, cũng không nhận định được tình trạng bệnh cảnh phù hợp với thế mạnh của bệnh viện nào để nhập viện cho đúng.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ cũng cho biết không ít lần tiếp nhận người bệnh phản ứng dữ dội khi những người đưa mình đến bệnh viện cứ bấu vào chỗ bị thương mà khuân. "Không ít bệnh nhân được đặt nằm luôn trên xe xích lô, xe ba bánh với tư thế gây nặng hơn cho tổn thương. Xương từ nứt trở thành gãy", một bác sĩ nói.
Bị tai biến mạch máu não, thay vì người nhà gọi điện thoại cấp cứu để được đưa đến bệnh viện chuyên khoa, một bệnh nhân ở quận 2 lại được gia đình dùng xe nhà chở lòng vòng tìm nhà thương. Hậu quả, bệnh nhân tử vong. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, trường hợp này nếu gọi ngay xe cấp cứu thì khả năng cứu sống là rất cao.
Một bệnh nhân khác bị hôn mê sau đột quỵ, thay vì đưa đến các bệnh viện có thế mạnh về xử trí tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, người nhà lại chuyển đến một viện ở gần nhà. Tình trạng thiếu kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị của bệnh viện này khiến sức khỏe bệnh nhân không tiến triển. Đến khi chuyển viện thì bệnh nhân đã tổn thương não gây liệt toàn thân vĩnh viễn.
Chị Hoa nhà ở quận 4, bị ngã cầu thang đập đầu. Nghi chấn thương sọ não nhưng người nhà cứ nhất quyết khẳng định, "bệnh này chỉ có Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là chữa giỏi nhất" nên gọi xe đưa đến bệnh viện này. Sau hơn 30 phút làm thủ tục, cuối cùng bệnh nhân cũng được chuyển đến một bệnh viện khác chuyên khoa hơn.
Thống kê từ Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương cũng cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu bằng phương tiện tự túc, nhiều người bị biến chứng do quá trình vận chuyển. Trong khi đó, đường dây nóng cấp cứu 115 ở TP HCM do chính bệnh viện này phụ trách mỗi ngày chỉ nhận khoảng 30 trường hợp gọi đến.
Tiến sĩ Đỗ Quốc Huy, Tổng thư ký Hội Hồi sức cấp cứu TP HCM thừa nhận, thành phố có 15 xe cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu Ngoại viện 115, Bệnh viện Trưng Vương, so với dân số hơn 8 triệu người là quá ít. Song số xe cấp cứu này chưa bao giờ hoạt động hết công suất.
Khảo sát của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương năm 2009 cho thấy, lý do khiến người bệnh ngại gọi xe cấp cứu 115 vì sợ tốn kém, số khác ngại mất thời gian hơn tự đi và không ít người không biết phải gọi số điện thoại nào khi có vấn đề sức khỏe.
Trên thực tế, theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng khoa Ngoại viện, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, chi phí xe cứu thương qua điện thoại 115 chỉ 5.000 đồng một km, rẻ hơn so với cước taxi. "Đó là chưa kể đến việc người bệnh được chuyên chở bởi xe cấp cứu chuyên dụng có các thiết bị hồi sức cấp cứu như máy thở, máy hút đàm nhớt, máy phá rung tim dùng trong trường hợp ngưng tim ngưng thở, thuốc cấp cứu và sự chăm sóc của các bác sĩ", bà Mai nói.
Còn theo Tiến sĩ Huy, không chỉ trực tiếp cấp cứu với những trường hợp bệnh nhân ở quận xa gọi về, với chức năng được Sở Y tế TP HCM giao, tổng đài 115 của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương sẽ điều động lực lượng từ các bệnh viện quận huyện ở gần nhất đến xử lý.
"Việc gọi cấp cứu khá đơn giản, nếu người bệnh hoặc người gặp nạn đang ngụ tại TP HCM, thì chỉ cần nhấn điện thoại trực tiếp 115 mà không cần gõ mã vùng. Cước điện thoại hoàn toàn miễn phí", ông Huy hướng dẫn.
Theo VnExpress
Trời đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối lại lạnh căm căm. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu
Cứ vài ngày TP HCM lại có thêm một ca tả, số người mắc tiêu chảy cấp nhập viện cũng tăng cao và hầu hết đều xuất phát từ chuyện ăn uống. Tuy nhiên trước cổng trường học, bệnh viện, hàng rong vẫn bán tràn lan.
Thời tiết thất thường trong những ngày vừa qua khiến bệnh nhi nhập viện Ða khoa tỉnh Hà Nam tăng đột biến.
(HBĐT) - Hầu như ở bất cứ cổng trường nào, từ mầm non, tiểu học, THCS đến PTTH cũng có những cửa hàng, sạp hàng và những quán hàng rong phục vụ cho nhu cầu ăn, uống cho các em học sinh. Có cầu ắt có cung, đó là lẽ đương nhiên, nhưng điều đáng nói là không ít người chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà bán cho con trẻ đồ ăn, thức uống, đồ chơi không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, có chứa các loại hoá chất độc hại.
Trẻ tử vong vì ngạt nước, chấn thương sọ não do té cầu thang, thủng mắt vì chơi vật nhọn… Những tai nạn thương tâm liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông báo động về sự an toàn cho trẻ.
Một chú bé 3 tuổi nói rằng chú đã nhìn thấy cụ của mình trên thiên đàng trong lúc bé chết lâm sàng sau khi rơi vào một bể nước