Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết virus tai xanh ở heo không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm
Liên tục trong hơn một tuần qua, lượng thịt heo bán ra tại các chợ ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng... đã sụt giảm từ 30% - 70%. Đỉnh điểm sụt giảm là ở Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên.
Cá - gà - bò lên hương
Chị Hoàng Thị Hoa (chủ quầy thịt heo tại chợ Chờ, tỉnh Bắc Ninh) tâm sự: “Heo tôi nhập về toàn loại khỏe mạnh vậy mà chẳng ai hỏi mua. Từ hơn tuần nay, mỗi ngày tôi chỉ bán được vài cân”. Chị Hoa cho biết trước tình cảnh này, nhiều hàng thịt heo ở chợ Chờ phải chuyển đổi hoặc bán thêm nhiều loại thực phẩm khác để duy trì thu nhập.
Cùng cảnh như chị Hoa, chị Chi (chủ hàng thịt heo tại chợ tạm Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết trong gần một tuần trở lại đây, lượng thịt heo bán ra đã giảm 50% và chưa khi nào người dân Hà Nội lại sợ thịt heo như đợt này.
Chị Chi đã phải nhập thêm mỗi ngày 20 con gà thịt để bán bù vào phần thịt heo bị ế. Ngược với cảnh thịt heo ế khách, thịt bò, gà, cá và nhiều loại thực phẩm khác lại được tiêu thụ mạnh.
Chị Chi (chủ cửa hàng thịt heo tại chợ tạm Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải nhập thêm gà để bán bù vào phần thịt heo bị ế
Những loại thực phẩm này bán ra ở chợ đều tăng từ 30% - 70% so với ngày thường. Tình trạng “né” thịt heo không chỉ xuất hiện ở các bếp ăn gia đình mà đã lan sang các bếp ăn tập thể của nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học.
Chị Nguyễn Kim Anh (phụ trách bếp ăn của một công ty cơ khí ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) cho biết từ 2 tuần nay, thực đơn hằng ngày đã loại món thịt heo và thay bằng các thực phẩm khác.
Theo chị Anh, dù sử dụng các loại thực phẩm khác như gà, cá, bò sẽ đắt hơn thịt heo từ 40%-70% nhưng để bảo đảm sức khỏe cho cả trăm công nhân nên công ty phải thêm chi phí. Cùng với thịt heo sống, các thực phẩm chế biến từ thịt heo như giò, chả, thịt heo quay, nem chua, ruốc, mắm tép chưng thịt... cũng vắng khách, với lượng bán ra giảm từ 50%-60%.
Tuyệt đối không ăn tiết canh heo
Trước tình trạng người dân lo ngại về sự an toàn của thịt heo, ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết virus tai xanh ở heo không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi chọn mua và sử dụng những loại thịt tươi, không bị tụ máu, không quá bóng, không có mùi tanh hoặc mùi kháng sinh... Thịt heo có bệnh cũng rất dễ nhận biết vì tím tái, đặc biệt khi nấu chín thường ra nước, ăn không ngon và nhìn không hấp dẫn như thịt heo khỏe mạnh.
Theo ông Năm, trong thời gian này, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh và các món gỏi, tái, nem chua... được làm từ heo, kể cả chế biến từ thịt các con vật khác như gia cầm, bò, cừu, dê, chó... vì liên cầu khuẩn có thể lây sang các con vật này.
Mặc dù bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn là hai bệnh hoàn toàn khác nhau và liên cầu khuẩn mới là bệnh có thể lây trực tiếp từ heo sang người nhưng nhiễm tai xanh cũng là điều kiện để heo bị nhiễm liên cầu khuẩn.
Theo Báo NLĐ
Nếu nghĩ giảm lượng muối dùng hằng ngày bằng cách không nêm muối khi nấu nướng thì sai lầm, vì trong thực phẩm đã có một lượng muối khá lớn ẩn mình
Mùa hè hầu hết nam giới đều thích uống bia lạnh, nhưng khi uống cần chú ý những điều “không nên” sau.
Ngày 8-5, Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Thông tin cập nhật về điều trị chứng chân, tay lạnh” nhằm mang đến thông tin và những giải pháp mới trong việc điều trị, phòng ngừa chứng bệnh này.
(HBĐT) - Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ hàng năm là dịp để các tổ chức CTĐ thể hiện vai trò, tổ chức những hoạt động nhân đạo giúp đỡ người dễ bị tổn thương và cùng nhau nhìn lại những kết quả hoạt động trong một năm qua. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ nói riêng và công tác nhân đạo của tỉnh ta nói chung trong thời gian qua, phóng viên Báo Hoà Bình đã có cuộc phỏng vấn bà Đinh Thị Đào – Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh.
Biểu hiện phổ biến của chứng viêm amiđan là đau và khó nuốt, sốt, đau đầu và đôi khi cả đau tai. Vậy khi bị viêm amiđan bạn có thể cả đau tai. Vậy khi bị viêm amiđan bạn có nên cắt hay không?
Da của trẻ rất mong manh, chính vì vậy khi thời tiết nắng nóng trẻ dễ mắc các bệnh như: rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm… nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu…