Thực phẩm màu vàng hoặc vàng cam, chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, khoai lang... đều có nguồn beta-carotene rất tốt cho mắt

Kính lão, hư võng mạc, đục nhân mắt... là những chuyện khó tránh khỏi khi người ta không còn trẻ. Đây là thực tế khó tránh. Điều đáng nói là trước khi bước vào độ tuổi 65 thì đã khoảng 1/3 dân số gặp những vấn đề về mắt. Tại sao những vấn đề về mắt có liên quan đến tuổi tác lại trở nên rất phổ biến?


“Đường dây chống ôxy hóa”


Mắt là một cơ quan rất phức tạp và tinh tế, võng mạc rất nhạy cảm với những tác động gây hại của các gốc tự do, ánh sáng mặt trời, những thay đổi về áp suất, sự thiếu hụt dinh dưỡng.

Thêm vào đó, tiểu đường là một yếu tố rủi ro cao nhất gây đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, thậm chí gây mù. Nồng độ đường huyết cao ở những người bị tiểu đường tác động trực tiếp lên thủy tinh thể. Stress cũng có thể tác động vào những vi mạch trong võng mạc góp phần làm giảm thị giác.


Những tổn hại do gốc tự do xảy ra là kết quả của sự ôxy hóa và điều này sẽ tác động lên sự lão hóa, gây hại cho “cửa sổ tâm hồn”. Tuy nhiên, thật may mắn là những nghiên cứu mới nhất cho thấy gốc tự do có thể được trung hòa bằng cách tiêu thụ một lượng lớn các chất chống ôxy hóa, những chất ôxy hóa này sẽ bảo vệ màng tế bào và những thành phần của mắt như thủy tinh thể, võng mạc... Các chất chống ôxy hóa không hoạt  động riêng lẻ mà thường làm thành một “đường dây chống ôxy hóa” hỗ trợ cùng nhau.



Kiểm tra thị lực để điều trị bệnh về giác mạc. Ảnh: NGỌC DUNG


“Đường dây chống ôxy hóa” này bao gồm các vitamin A, C, E, kẽm, selenium và những hợp chất gọi là bioflanovids. Một trong những chất bioflanovids rất phổ biến là anthocyanidins, có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ những thần kinh thị giác và những mạch máu nhỏ dẫn máu đi tới mắt. Các bioflanovids hoàn  toàn  rất dễ tìm vì chúng có nhiều ở trái dâu rừng, dâu tây...


Một nhóm khác là oligomeric proanthocyanidins (OPCs) có tác dụng ngăn ngừa những tổn thương của võng mạc bị gây ra do những gốc tự do. Những tổn hại này thường xảy ra ở bệnh nhân huyết áp cao, tiểu đường và những người nghiện thuốc lá. OPCs có rất nhiều trong hạt nho.


Một nghiên cứu nữa vừa được báo cáo cho biết các nhà nghiên cứu đã dùng một liều cao vitamin C và E, beta-carotene và kẽm cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc những bệnh thoái  hóa mắt có liên quan đến tuổi tác. Kết quả cho thấy có giảm đến 25% những rủi ro, không cứu vãn được thị lực đã mất nhưng làm chậm đáng kể tiến trình giảm thị lực.


“Kính mát” từ... cải xanh


Từ lâu, chúng ta đã biết cà rốt rất tốt cho thị giác là vì chúng giàu nguồn vitamin A là thứ rất quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt. Những thực phẩm màu vàng hoặc vàng cam, chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, khoai lang đều có nguồn beta-carotene tuyệt hảo.

Rau cải xanh cũng chứa những carotenoid, đặc biệt là lutein và zeaxanthin. Thực vật tổng hợp những chất màu này để hấp thu ánh sáng và bảo vệ thực vật chống lại ánh sáng quá mức.


Các nhà khoa học đã nhận thấy con người cũng sử dụng những chất màu này để bảo vệ đôi mắt chống lại tác động của ánh sáng mặt trời. Lutein và zeaxanthin được xem là “kính mát thiên nhiên” bảo vệ mô mắt. Vì vậy, trong thực đơn hằng ngày, chúng ta nên lưu ý đến điều này.


Những nhà nghiên cứu Úc cũng đã phát hiện rằng nếu tăng cường khẩu phần cá trong bữa ăn thì sẽ làm giảm những chứng bệnh về mắt có liên quan đến tuổi tác.

Những người ăn cá 4 lần trong một tháng sẽ giảm một nửa những chứng bệnh có liên quan đến tuổi tác, trong đó có các bệnh về mắt, hơn là những người chỉ ăn một lần trong tháng, những loại  cá có lợi cho mắt là cá hồi, cá  trích, cá thu, cá mòi.

 

                                                                                Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Trong một số thực phẩm chế biến sẵn thường có chứa natrium.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nạn nhân CĐDC xã Tân Pheo nhận được sự thăm hỏi, động viên của lãnh đạo Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Có nên cắt amiđan?

Biểu hiện phổ biến của chứng viêm amiđan là đau và khó nuốt, sốt, đau đầu và đôi khi cả đau tai. Vậy khi bị viêm amiđan bạn có thể cả đau tai. Vậy khi bị viêm amiđan bạn có nên cắt hay không?

Chăm sóc da trẻ mùa nắng nóng

Da của trẻ rất mong manh, chính vì vậy khi thời tiết nắng nóng trẻ dễ mắc các bệnh như: rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm… nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu…

Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra trên lợn là chủ yếu, ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn có thể lây cho người, vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Noong Luông: Chuyển biến nhận thức của người dân về chăm sóc sức khoẻ

(HBĐT) - Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ của y tế cơ sở tăng lên gấp 2, gấp 3 lần, chất lượng cuộc sống của bà con ngày càng cải thiện, số cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm tới 93,5% là thành quả của việc kiên trì tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân xã Noong Luông, huyện Mai Châu.

Thuốc Đông y với thai phụ: “Tẩm” thế nào cho “bổ”?

Nên hay không nên dùng thuốc y học cổ truyền trong thời kỳ mang thai? Các bác sĩ Đông y khuyên rằng “nên”. Nhưng uống như thế nào và cắt thuốc ở đâu lại là vấn đề khác. Theo các chuyên gia, nếu lạm dụng thuốc hay dùng sai cách, hậu quả sẽ khôn lường...

Chấn chỉnh việc cung ứng thuốc vào bệnh viện

Lãnh đạo Bộ Y tế và các vụ, cục ngày 6-5 đã họp với lãnh đạo các bệnh viện (BV) K, Nhi Trung ương, Việt Đức, Bạch Mai, Phụ sản Trung ương - Hà Nội để lấy ý kiến cho chỉ thị của bộ trưởng bộ này về chấn chỉnh cung ứng và sử dụng thuốc trong BV sắp ban hành

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục