Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng các loại thuốc trị cúm như Tamiflu, Relenza và Flumadine hoàn toàn không gây tác dụng phụ với người đang mang thai.

 

 

 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế của 239 phụ nữ mang thai mắc bệnh cúm và được chỉ định dùng 1 trong 3 loại thuốc trên. Kết quả cho thấy tỉ lệ sinh non, mắc tiểu đường trong quá trình mang thai, vỡ mang ối sớm, sốt trong thời gian mang thai…không có gì khác biệt so với những phụ nữ không mắc cúm và không sử dụng những loại thuốc trên.

 

Cũng không có sự khác biệt nào giữa hai nhóm này về tỉ lệ mắc chứng tiền sản giật, một trong những bệnh lý nghiêm trọng của giai đoạn mang thai, đánh dấu bằng sự khởi phát đột ngột của huyết áp cao, rò rỉ chất đạm Albumin trong nước tiểu, phù nề bàn tay, bàn chân, mặt trong thai kỳ…

 

Ngoài ra, con của những bà mẹ đã bị cúm và sử dụng 3 loại thuốc trên không có những khác biệt đáng kể về trọng lượng khi chào đời, cần thiết phải chăm sóc đặc biệt, động kinh, vàng da, thai chết lưu hoặc dị tật lớn hay nhỏ so với những đứa trẻ khác.

 

Nghiên cứu trên, được công bố trên tạp chí Sản Phụ Khoa (Mỹ) số ra tháng 4/2010.

 

“Đây là nghiên cứu lớn đầu tiên đã xem xét một cách có hệ thống về sự an toàn của tất cả các loại thuốc này trong thai kỳ”, TS. George Wendel, một giáo sư về sản phụ khoa tại Đại học y miền Tây Nam Texas, nói trong một bản tin tại trường.

 

Một trong những hạn chế của nghiên cứu này mà chính các tác giả chỉ ra rằng chỉ có 13% phụ nữ được khảo sát bị cúm dùng các loại thuốc này trong trong 3 tháng đầu của thai kỳ, một thời gian rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Một con số không phải là lớn để minh chứng rằng những loại thuốc trên hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu mang thai.

 

 

                                                                              Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Huyện Tân Lạc đang triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tai xanh ở lợn.
Không có hình ảnh
Thuốc dextromethophan không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Coenzym - Q10 không phải là thần dược

Gần đây, coenzym - Q10 (CoQ10) được quảng cáo chữa bách bệnh: tim mạch, bổ dưỡng, chống lão hóa... Vậy thực chất của thuốc này thế nào? Có đúng như những lời quảng cáo không?

Bấm huyệt tự do, mối lo chết người!

Trong khi sự việc tẩm quất gây chết người tại Hà Nội chưa kịp lắng xuống thì hiện nay, theo tìm hiểu của phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống, trên một số trang web đã xuất hiện tình trạng quảng cáo dạy bấm huyệt và bấm huyệt bàn chân điều trị bách bệnh tại nhà. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại bởi người quảng cáo những lời này hoàn toàn không được đào tạo qua trường lớp, trong khi theo các chuyên gia về xoa bóp bấm huyệt, nếu bấm huyệt không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm.

“Săn lùng” lá sa-kê chữa bệnh

sa-kê đang được truyền tai nhau là có tác dụng chữa được nhiều bệnh, cả những bệnh khó, đặc biệt là bệnhgút khiến nhiều người đi lùng tìm sử dụng cho bằng được.

Công bố kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ “nghiên cứu triết xuất và tác dụng dược lý của bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp”

(HBĐT) - Ngày 13/5, Công ty CP Y Dược học dân tộc Hoà Bình đã tiến hành công bố kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu triết xuất và tác dụng dược lý của bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp”.

Hội nghị tập huấn sàng lọc bệnh Đái tháo đường

(HBĐT) - Ngày 13/5, Bệnh viện Nội tiết tỉnh tổ chức tập huấn kỹ năng khám sàng lọc, quản lý bênh đái tháo đường tại cộng đồng cho hơn 60 học viên của các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện và 34 xã trong dự án phòng chống bệnh đái tháo đường của bộ y tế.

Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ

Ngày nay, dù thông tin khoa học và kiến thứuc đã nâng cao nhưng vẫn còn đó nhiều quan niệm sai lầm của một số bậc phụ huynh, xuất phát từ truyền miệng và lưu truyền này đến thế hệ khác. Dưới đây là những sai lầm thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục