Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ngày 14-5, do sự mở rộng của vùng áp thấp nóng phía Tây nên ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh bắc và Trung Trung Bộ xuất hiện nắng nóng diện rộng.

 
Nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 C, một số nơi cao hơn 39 C. Riêng tại khu vực Hà Nội và một số tỉnh Ðông Bắc Bộ nhiệt độ thấp hơn khoảng 2-3 C do chịu sự ảnh hưởng chậm hơn của vùng áp thấp nóng so với các khu vực khác và nắng nóng chỉ thật sự xuất hiện vào hôm nay (15-5). Theo dự báo, đợt nắng nóng này tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc sẽ còn kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít làm rừng ở tỉnh An Giang, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Ðịnh tiếp tục cảnh báo cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm.


Tại các Công văn số 765, 743/TTg-QHQT, Thủ tướng Chính phủ đồng ý gia hạn, sửa đổi Hiệp định tín dụng Phát triển, Hiệp định viện trợ của Nhật Bản và Hiệp định viện trợ của Hà Lan trong khuôn khổ Dự án "Quản lý rủi ro thiên tai".


Mục tiêu của dự án này là hỗ trợ Việt Nam xây dựng một kế hoạch toàn diện về quản lý rủi ro,thiên tai nhằm giảm bớt tổn thất của các địa phương do bão lụt; tăng hiệu quả khắc phục thiên tai; tăng cường năng lực quản lý rủi ro thiên tai ở cấp T.Ư và địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan điều phối dự án tổng thể, có kế hoạch chi tiết thực hiện dự án theo các nội dung đã được sửa đổi và gia hạn.


Trong các ngày từ 9 đến 12-5, gió lốc xảy ra ở một số huyện của Bắc Cạn, gây thiệt hại nặng về tài sản của người dân. UBND tỉnh Bắc Cạn đã chỉ đạo chính quyền các địa phương hỗ trợ mỗi hộ có nhà sập năm  triệu để dựng lại nhà. Các trường hợp hư hỏng, sẽ xem xét hỗ trợ tương ứng dựa trên mức độ hư hỏng và hoàn cảnh kinh tế của từng hộ để đưa ra mức hợp lý.


Tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai (kè, nắn suối) và cảnh báo lũ sớm (cột tiêu, biển báo nguy hiểm); nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ". Tỉnh vừa tổ chức diễn tập phòng, chống lũ quét, sạt lở đất nhằm nâng cao hiệu quả PCLB.


Tỉnh Hải Dương đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng tu bổ đê điều; trong đó tập trung xây dựng tường chắn nước, tăng cường bề dày thân đê; cải tạo và gia cố một số đoạn đê bị rò rỉ, thẩm lậu. Ðến nay, tỉnh đã tu bổ xong tuyến đê tả sông Luộc (huyện Ninh Giang), hữu sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách); tả sông Rạng (huyện Kim Thành) và xây cống Mạc Ngạn; khoan, phụt vữa gia cố đê; đắp, vun luống, trồng tre chắn sóng ở tuyến đê tả Thái Bình (Tứ Kỳ)...


Tại tỉnh Ðồng Tháp, sạt lở bờ sông tiếp tục xảy ra tại 34 xã, phường, với tổng chiều dài 74 km, có nơi sạt lở ăn sâu vào đất liền 10 đến 25 m. Hiện toàn tỉnh có gần 2.400 hộ có nhà cách mép sông dưới 20 m. Ðến cuối tháng 4, tỉnh đã tổ chức di dời được 771 hộ. Tỉnh đang triển khai xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ sông Tiền tại thị xã Hồng Ngự với tổng chiều dài 3.422,6 m, kinh phí xây dựng hơn 145 tỷ đồng.


Do nắng nóng và khô hạn kéo dài, mực nước các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng cạn kiệt. Huyện Thoại Sơn đã đầu tư 200 triệu đồng xây dựng năm đập tạm trên các đầu kênh cấp 2 thuộc địa bàn xã Bình Thành giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, lấy nước từ rạch Long Xuyên - Rạch Giá để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước ngọt cho sinh hoạt của người dân.


Tại Trà Vinh, bốn huyện ven biển  Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành, hiện có hơn 200 triệu con tôm sú giống của 3.127 hộ thả nuôi bị chết. Ngành nông nghiệp tỉnh đang điều tra tình trạng để có biện pháp xử lý hiệu quả. Riêng khu vực tôm, cá, cua nuôi bị chết, tiến hành khoanh vùng lại, trước khi tháo nước ra ngoài phải được xử lý bằng hóa chất theo đúng sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và tạm dừng thả nuôi...


Theo Cục Thú y, từ ngày 7 đến 14-5, dịch tai xanh tiếp tục xảy ra tại 20 xã, phường ở Bắc Ninh. Toàn tỉnh hiện có 79 xã thuộc 8/8 huyện có dịch tai xanh, tổng số lợn mắc bệnh là 17.770 con, số lợn bị chết và tiêu hủy là 6.277 con. Tại


Lạng Sơn, dịch tai xanh tiếp tục xảy ra  tại mười xã, thị trấn mới của huyện Hữu Lũng, nâng tổng số xã có dịch tai xanh tại huyện là 15/26 xã.  Tỉnh Nam Ðịnh hiện có tổng đàn lợn hơn một triệu con, trong đó gần 1.700 con lợn nhiễm bệnh tai xanh, hơn 800 con bị tiêu hủy. Ngành nông nghiệp đang hỗ trợ người dân tiền công tiêm, tỉnh hỗ trợ chi phí tiêu hủy, khử trùng cho người chăn nuôi đã tiêu hủy lợn bệnh. UBND TP Hải Phòng vừa ra quyết định hỗ trợ kinh phí chống dịch tai xanh ở lợn, hỗ trợ 20 nghìn đồng/kg lợn phải tiêu hủy; lợn phải điều trị hỗ trợ 120 nghìn đồng tiền thuốc/con. Ngành nông nghiệp vừa đề xuất UBND thành phố tăng cường hỗ trợ tiền thuốc điều trị cho lợn bệnh. Ðội kiểm tra liên ngành gồm thú y, công an, quản lý thị trường thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vừa phát hiện và tiêu hủy 16 con lợn bị bệnh tai xanh do một thương lái đưa từ huyện Yên Thành (Nghệ An) về tiêu thụ.


Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 7.354 con lợn mắc các bệnh tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng và một số bệnh khác, trong đó chết 1.067 con. Chi cục Thú y tỉnh lấy một số mẫu xét nghiệm đã cho kết quả dương tính với bệnh tai xanh. Tỉnh hiện có đàn lợn khoảng 218.500 con. Chi cục Thú y Hậu Giang đã tăng cường thêm lực lượng ở ba chốt kiểm dịch động vật ở các cửa ngõ vào tỉnh. Ðồng thời, chỉ đạo các trạm thú y rà soát các trại chăn nuôi tập trung, hướng dẫn các chủ trang trại thường xuyên chủ động vệ sinh, tiêu độc khử trùng.


Huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có hơn 15 ha tôm nuôi, hiện đã có khoảng 16 triệu con tôm giống nhiễm bệnh đốm trắng, tập trung ở các xã Triệu An 9,6 ha, Triệu Vân 4,7 ha, Triệu Lăng 0,9 ha và Triệu Phước hơn 0,6 ha. Nguyên nhân là do các hộ thả nuôi không tuân theo lịch thời vụ, ao nuôi chưa được cải tạo kỹ, con giống không bảo đảm chất lượng, chưa được kiểm dịch. Ngành nông nghiệp đã cử cán bộ đến các xã có nhiều tôm chết để dập dịch.


Chiều 13-5, tại TP Hồ Chí Minh có mưa trên địa bàn nhiều quận, huyện. Cơn mưa kéo dài gần nửa giờ giúp nhiệt độ giảm nhiều, mát dịu hơn so với những ngày trước đó. Theo Ðài Khí tượng -  Thủy văn Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ vẫn chưa vào mùa mưa, trong những ngày tới thời tiết sẽ nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
 
 
                                                                             Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục