Người chăn nuôi không giấu nổi lo âu khi giá lợn giảm mạnh

Người chăn nuôi không giấu nổi lo âu khi giá lợn giảm mạnh

(HBĐT) - Mặc dù dịch tai xanh không lây từ lợn sang người, nhưng đến nay, hầu hết người dân vẫn e dè khi lựa chọn loại thực phẩm này. Đặc biệt là sau khi tỉnh ta công bố có dịch tai xanh, người tiêu dùng dường như đã “tẩy chay” thịt lợn khiến cho không ít người sống bằng nghề kinh doanh, giết mổ lợn rơi vào tình cảnh lao đao.

 

Dịch tai xanh không lây từ lợn sang người. Tuy vậy theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người dân không nên ăn thịt lợn ốm vì nếu vi khuẩn liên cầu ở lợn lây sang người có thể gây tử vong. Bên cạnh đó, việc giết mổ lợn ốm sẽ làm cho dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người tiêu dùng “tẩy chay” loại thực phẩm quen thuộc này. Thịt lợn ế ẩm là thực trạng chung tại hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố. Chị Nguyễn Thị Toán, phường Tân Thịnh cho biết: Tôi đã sống bằng nghề kinh doanh thịt lợn hàng chục năm nay, mỗi ngày bán hết từ 80- 100 kg. Đây là lần đầu tiên thấy thịt lợn ế ẩm như thế này. Nếu tình trạng này kéo dài có lẽ tôi phải chuyển sang kinh doanh loại thực phẩm khác.

 

Hiện nay, thay vì lựa chọn thịt lợn là thực phẩm thường ngày, người dân chuyển sang mua các loại thịt bò, thịt gà và cá... Theo khảo sát, đến trưa ngày 12/5, các sạp thịt lợn tại các chợ Tân Thịnh và Phương Lâm vẫn còn bày la liệt thịt lợn. Chị Nguyễn Thị Oanh, phường Tân Thịnh cũng cho hay: Dù đã giảm nhập thịt lợn đến 3 lần so với trước, mỗi ngày chỉ lấy 20kg, nhưng ngày nào cả gia đình tôi cũng vẫn phải ăn thịt lợn ế. Anh Nguyễn Tiến Khanh, phường Tân Thịnh sống bằng nghề giết mổ lợn chia sẻ: Trước kia, mỗi ngày, cơ sở của tôi giết mổ từ 5- 7 con lợn, đến nay số lượng đã giảm quá nửa. Cả nhà trông vào lò mổ này, nếu tình trạng thịt lợn ế ẩm kéo dài cả nhà không biết xoay sở ra sao. Không chỉ tại các chợ mà các món ăn chế biến từ thịt lợn tại các hàng hàng cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Bà Nguyễn Thị Mai, phường Tân Hoà cho biết: Mấy ngày gần đây, thực khách hầu như không ăn thịt lợn. Bắt đầu từ ngày 13/5, chúng tôi không làm các món ăn chế biến từ thịt lợn nữa. Bên cạnh đó, sức tiêu thụ các mặt hàng như giò lợn, chả, nem chua... cũng đang bị giảm mạnh.      

 

Tình trạng ế ẩm của thịt lợn vì dịch tai xanh hiện nay làm cho không ít người kinh doanh, giết mổ thịt lợn rơi vào hoàn cảnh lao đao. Thực tế đó đòi hỏi cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân về dịch lợn tai xanh. Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát thịt lợn giết mổ nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.  

 

                                                                                Hải Yến

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục