Rất đông trẻ em phải nhập viện tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh

Rất đông trẻ em phải nhập viện tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh

(HBĐT) - Mới vào đầu mùa hè nhưng thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm không khí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm phần oi bức, ngột ngạt. Lượng bệnh nhân từ khắp các địa phương trong tỉnh “đổ về” cao hơn hẳn so với những tháng trước.

 

Anh Đặng Trần Thanh Liêm - Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Bệnh viện ĐK tỉnh) cho biết: Tháng 5, số đến khám bệnh đạt bình quân 450 người/ngày, lượng bệnh nhân vào viện khoảng 90 - 100 người/ngày. Bệnh viện hiện tại có 450 giường nằm nhưng không đủ đáp ứng lượng bệnh nhân. Buộc lòng phải tìm giải pháp dồn giường từ các khoa có số bệnh nhân ít hơn, người bệnh nhẹ sang các khoa luôn “quá tải” để hạn chế việc phải nằm ghép điều trị. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc bệnh viện thường xuyên động viên cán bộ, nhân viên, các bác sĩ, điều dưỡng... làm thêm giờ, đảm bảo chế độ trực 24/24 giờ phục vụ cứu chữa người bệnh. Để chuẩn bị điều kiện cho công tác phòng chống bệnh, dịch mùa nắng nóng, bệnh viện cũng thành lập và kiện toàn các đội cấp cứu, đội phòng chống dịch bệnh nguy hiểm như H5N1, H1N1, tiêu chảy cấp, đồng thời lên kế hoạch cụ thể về vật tư, thuốc men, bố trí khu cách ly tại khoa lây.

 

Khoa Nhi, Nội tổng hợp, Ngoại chấn thương và Truyền nhiễm là các khoa thường xuyên có lượng bệnh nhân đông. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải - Phó khoa Nhi cho biết: mùa này, trẻ thường mắc các bệnh về viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi) và tiêu chảy. Tại khoa được bố trí 65 giường nằm nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh nhi.Theo phác đồ điều trị đối với trẻ mắc bệnh thì từ 5 - 7 ngày điều trị, bệnh nhi mới được xuất viện. Bà mẹ trẻ Bùi Thị Niên, 21 tuổi, ở xóm Châu Dể, xã Hợp Châu (Lương Sơn) tay bế con, tay phe phẩy chiếc quạt nan tâm sự: Cháu được 9 tháng tuổi, cách đây 3 hôm, gia đình thấy cháu sốt và ho nhiều nên đưa về bệnh viện tỉnh. Được các bác sĩ cứu chữa, chăm sóc tận tình, bệnh tình của cháu đã đỡ. Thời tiết nóng nực, khoa lại đông bệnh nhi nên gia đình mong cháu mau khoẻ từng ngày để sớm được ra viện.

 

Tại khoa Nội tổng hợp cũng ghi nhận tình trạng lượng người bệnh quá tải. Bệnh nhân ở đây chủ yếu mắc các bệnh lý về cao huyết áp, chảy máu tiêu hoá, suy thận, sơ gan, đái tháo đường... Nhiều phòng phải ghép giường nằm mới đủ phục vụ điều trị. Bệnh nhân Bùi Văn Hưng ở xã Tây Phong (Cao Phong) cho biết: Công tác cứu chữa, phục vụ người bệnh của bệnh viện tốt, tận tình, chu đáo trong đón tiếp, chăm sóc người bệnh. Thời gian này, các bác sĩ càng vất vả hơn vì hầu như ngày nào, phòng bệnh nào cũng đông kín người bệnh đến điều trị. Bác sĩ Hồ Thị Yến - trưởng khoa Nội tổng hợp bày tỏ: Buồn nhất là hiện nay, nhận thức của một số người bệnh về sức khoẻ còn chưa cao. Không ít người bệnh đến viện khi tình trạng bệnh đã nặng khiến các y, bác sĩ của bệnh viện càng khó khăn hơn trong việc điều trị, cứu tính mạng cho người bệnh.

 

Vào thời điểm chúng tôi đến thăm, có 524 bệnh nhân đang điều trị tại các phòng, khoa của bệnh viện. Khoa điều trị tích cực có tới 16 bệnh nhân nặng đang điều trị, khoa Khám bệnh - Cấp cứu tiếp nhận 15 trường hợp, khoa Tai - Mũi - Họng có 34 bệnh nhân, khoa Truyền nhiễm có 24 bệnh nhân. Bác sĩ Quách Thiên Tường - Phó Giám đốc bệnh viện ĐK tỉnh khuyến cáo người dân: mùa hè dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá (tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hoá), say nắng, cảm nắng nên người dân cần có sự phòng bị. Đối với trẻ rất dễ mắc bệnh về liên quan đến đường hô hấp. Khi bị bệnh, cần thiết đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm để việc cứu chữa, điều trị hiệu quả, kịp thời.

 

 

                                                                       Bùi Minh          

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục