Cháo tía tô giải cảm rất tốt.

Cháo tía tô giải cảm rất tốt.

Thời tiết giao mùa thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, khi khô khi ẩm... rất khó chịu nên dễ làm cho cơ địa người nào đó không kịp thời thích ứng, khiến ngoại tà xâm nhập bì phu vào cơ thể mà dẫn đến chứng cảm mạo.

Để có thể chủ động phòng ngừa hoặc trị liệu kịp thời, dưới đây xin giới thiệu những cách thức giải cảm đơn giản, dễ kiếm, dễ làm mà hiệu quả từ những dược liệu quen thuộc ở quanh vườn nhà.

Nấu nước xông giải cảm: Dùng lá tre tươi, lá cúc tần, lá bưởi, ngải cứu, lá chanh, lá ổi, lá duối, mỗi loại một nắm cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đậy kín vung nấu kỹ mang ra trùm chăn xông. Ngày 1 lần, xông liền trong 2 ngày. Sau xông, mồ hôi ra cần phải dùng khăn bông khô lau sạch, thay quần áo khác.

Trà giải cảm: Bạch truật 10g, hoàng kỳ sống 10g, phòng phong 10g, các vị thuốc sao vàng, hãm trong 1.000ml nước sôi, mỗi lần uống nóng thêm vào ít gừng già. Dùng uống cả ngày.

Đánh cảm: Lấy gừng già 20g giã nát, trộn cùng 30ml rượu trắng khuấy đều, lấy gạc bọc gừng rồi chà xát lưng, ngực, dọc cột sống lưng, ngày 2 lần trong 3 ngày liền.

Cháo giải cảm: Lá tía tô tươi 30g rửa sạch thái nhỏ, gừng thái mỏng 10g, hành lá 20g rửa sạch cắt nhỏ, lòng đỏ trứng gà 2 cái, tiêu bột 3g, gạo tẻ 20g, cho gạo vào đổ vừa nước nấu nhừ thành cháo, sau cho tất cả các thứ trên vào cháo trộn đều, ăn nóng. Mỗi ngày 2 lần, cần ăn liền 3 ngày.

Phương thuốc giải cảm: Tía tô 8g, hoắc hương 12g, kinh giới 15g, cát căn 10g, bạc hà 10g, gừng già 5g, hành hương 5g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 5g, phòng phong 10g. Cho 3 bát nước vào nồi cùng các vị thuốc sắc lấy khoảng 1 bát nước thuốc, khoảng 200 - 250ml, chia ra 2 lần uống trong ngày đối với người lớn, còn trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cũng lượng này phải chia 5 lần uống.

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các đội cùng giao lưu, chia sẻ qua phần trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
Vắc xin quai bị được lưu trữ và bảo quản lạnh tại trung tâm YTDP tỉnh.

Sốt ở người cao tuổi và cách xử trí

Do quá trình lão hóa cơ thể người cao tuổi thường hay mắc một số bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, tiểu đường, trầm cảm, run người già, Parkinson... nên khi sốt nếu không biết xử trí ngay để nhiệt độ tăng quá cao, người cao tuổi có thể bị những tai biến do sự thay đổi về thân nhiệt ảnh hưởng đến các bệnh này. Sử dụng các phương pháp hạ nhiệt tại nhà sớm và đúng cách sẽ giúp người cao tuổi tránh được các tai biến nguy hiểm.

Đông dược đội lốt thực phẩm chức năng

Trong hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc ngoại nhập hoặc sản xuất trong nước, khó có thể kể hết những sản phẩm có công dụng bị thổi phồng quá đáng. Thậm chí nhiều loại còn quảng cáo như một thần dược có thể làm “bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ”.

Viêm tai giữa và những lưu ý khi dùng thuốc

Viêm tai là một loại bệnh lý hay gặp, chiếm tỷ lệ 12% dân số. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Viêm tai cũng có thể ảnh hưởng tới tính mạng, tuy nhiên phần lớn những bệnh nhân viêm tai ảnh hưởng tới chức năng nghe và định hướng của người bệnh.

Thành phố Hoà Bình: 179 CTV dinh dưỡng được tập huấn công tác phòng chống SDD trẻ em

(HBĐT) - Từ ngày 11 – 25/5, Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn công tác phòng chống SDD trẻ em cho 179 CTV dinh dưỡng các xóm, khu dân cư thuộc 15 xã, phường trên địa bàn thành phố.

Đừng làm “mồi” cho bệnh phổi

Người nghiện thuốc lá rồi nhiễm ung thư phổi thường có lượng tiền sinh tố A trong cơ thể rất thấp, vì thế cần bổ sung kịp thời trong chế độ dinh dưỡng thường ngày

Magiê và vai trò phòng chống bệnh tật

Gần đây, nhiều người có xu hướng bổ sung magnesium (magiê) bằng thuốc hay các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, tác dụng của magiê như thế nào và việc bổ sung ra sao là điều cần lưu ý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục