Mùa hè trẻ thường đi tắm sông, suốt nguy cơ dẫn đến đuối nước
(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP tỉnh, năm 2009, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.400 trẻ em và vị thành niên bị tai nạn thương tích (TNTT). Trong đó, độ tuổi từ 0 - 4 tuổi có 527 trường hợp, 4 trường hợp tử vong; từ 5 – 14 tuổi có 1.255 trường hợp, 11 trường hợp tử vong; từ 15 – 19 tuổi có 1.627 trường hợp, có 16 trường hợp tử vong. 3 tháng đầu năm nay đã xảy ra 673 trường hợp trẻ bị TNTT, 1 trường hợp tử vong.
Thực tế cho thấy, trẻ em bị TNTT đang có xu hướng gia tăng, đặt ra nhiều vấn đề quan tâm trong phòng tránh TNTT cho trẻ em, nhất là khi đã bước vào mùa hè, học sinh được nghỉ học, điểm vui chơi cho trẻ còn thiếu và yếu.
TNTT đang trở thành vấn đề y tế công cộng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và người chưa thành niên ở nước ta. Nguyên nhân gây TNTT cho trẻ nhiều nhất là do tai nạn giao thông, ngã, bỏng, đuối nước, súc vật cắn… Thương tích ở trẻ em gây nên những hậu quả rất đáng quan tâm bởi đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển về tâm sinh lý và thể lực, cần một môi trường sống an toàn để phát triển toàn diện. Nhưng có thể chỉ vì sự bất cẩn, thiếu quan tâm của người lớn có thể gây nên những hậu quả đau lòng, dẫn đến tử vong hoặc làm cho trẻ bị thương tật suốt đời, trẻ không cón khả năng học tập, để lại một gánh nặng lớn về mặt tâm lý, xã hội và kinh tế cho các gia đình và cho cả cộng đồng. Theo số liệu 3 tháng đầu năm, trong số 673 trường hợp bị TNTT có 293 trường hợp bị TNGT, 228 trường hợp bị ngã, 21 trường hợp bị bỏng, 20 trường hợp bị đuối nước. Trong số 95 trường hợp trẻ dưới 4 tuổi bị TNTT có 63 trường hợp bị tại nhà, 21 trường hợp trên đường đi, 10 trường hợp ở nơi công cộng, hồ ao. Năm qua có 8 trường hợp trẻ dưới 4 tuổi bị đuối nước thì có 3 trẻ bị tử vong. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ bị tai nạn bởi trẻ còn thơ dại, hành động vô thức, không biết nguy hiểm là gì. Không ít trường hợp tai nạn xảy ra do sự lơ đễnh, xao nhãng của người lớn. Trẻ được đèo xe máy không đội mũ bảo hiểm, không cài dây an toàn, hoặc do ôm giữ lỏng lẻo nên khi nhoài người dễ bị ngã. Trẻ bị ngộ độc thức ăn do chưa nhận thức được những gì có thể ăn uống được, hoặc ngậm các đồ chơi, đồ vật rồi nuốt luôn gây tai nạn. Trẻ cũng có thể bị chấn thương do leo chèo, nghịch ngợm, do chó mèo cắn, côn trùng đốt. Hoặc do trẻ hiếu động, bắt chước người lớn làm mọi việc như bật đèn, cắm quạt, tiếp xúc với ổ điện bị điện giật, va chạm vào bàn là, phích nước sôi gây bỏng... Chính vì vậy trẻ rất cần được người lớn quan tâm phòng tránh, ngăn ngừa các tai nạn xảy ra.
Theo báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam được Bộ Y tế công bố ngày 15- 4 vừa qua, cả nước mỗi ngày tính trung bình có hơn 20 trẻ em và người chưa thành niên tử vong do tai nạn thương tích. Sự việc xảy ra tại nhà chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), trên đường đi (34%), trong trường học (16%) và nơi sinh hoạt công cộng (3%). Trong đó, từ tháng 6 đến tháng 9, số vụ TNTT trẻ em cao nhất, chiếm tỷ lệ 33,8%. Đây là khoảng thời gian trẻ nghỉ hè, tham gia nhiều hoạt động khác nhau, di chuyển nhiều và trên diện rộng theo các chuyến vui chơi, tham quan hoặc mưu sinh của gia đình.
Xây dựng một cộng đồng an toàn không tai nạn cho trẻ là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền phòng chống TNTT cho trẻ em hiện chưa được tập trung, còn phục thuộc vào nơi nào chính quyền quan tâm, ngành hữu quan chú trọng thì được triển khai tích cực hơn. Chương trình phòng, chống TNTT cũng đã được đưa vào nhà trường để nâng cao hiểu biết của học sinh nhưng thực tế vẫn có tai nạn xảy ra. Nhất là vào dịp hè trẻ không phải đến trường, bố mẹ quản lý con cái không chặt chẽ nên trẻ thường đi tắm sông, suối bị đuối nước. Ngoài ra, nhiều trẻ ở lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, chưa nhận thức đầy đủ, nông nổi, hiếu thắng nên khi chơi cùng nhau có xung đột thường không biết kiềm chế dẫn đến đánh nhau gây tai nạn. Trong năm qua và 3 tháng đầu năm nay có hơn 120 trường hợp TNTT nguyên nhân do bạo lực, xung đột ở trẻ vị thành niên độ tuổi từ 15-19 tuổi.
Việc phòng chống TNTT trẻ cần bắt đầu từ sự quan tâm, giám sát cụ thể của từng gia đình dành cho trẻ, chủ động tham gia loại bỏ các nguy cơ thương tích tại cộng đồng. Trong đó, việc đẩy mạnh xây dựng ngôi nhà an toàn, môi trường sinh hoạt an toàn được xem là một trong những chiến lược phòng chống TNTT trẻ em tại cộng đồng lâu dài và bền vững.
Thu Hà
(HBĐT) - Trong tháng 5/2010, Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP 11 huyện, thành phố mở 53 lớp tập huấn Chương trình phòng chống SDD trẻ em cho 1.600 học viên là CTV dinh dưỡng các xóm bản, đội ngũ cán bộ dinh dưỡng tuyến phường, xã, thị trấn.
Kháng sinh là một vũ khí quan trọng của con người để chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Nhưng sau một thời gian sử dụng đã xuất hiện các chủng vi khuẩn “quay lưng” lại với kháng sinh mà trước đó các chủng vi khuẩn này vẫn còn nhạy cảm với thuốc.
Ngày 2-6, TS-BS Trần Thị Phương Thu, Giám đốc BV Mắt TPHCM cho biết, cả 3 kết quả cấy mẫu từ BV Mắt TP, BV Bệnh nhiệt đới TP và Viện Pasteur TPHCM đều khẳng định nguyên nhân làm cho 22 trường hợp phẫu thuật mắt bằng phương pháp phaco bị nhiễm trùng là do một chất nhuộm màu.
Tăng huyết áp (THA) đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này trong cộng đồng.
Ngành y tế, giới y học và những người quan tâm đến sự phát triển trong việc chữa, điều trị những căn bệnh hiểm nghèo trong cả nước đều vui mừng trước sự thành công của ca ghép gan, được ghép từ người "chết não" đầu tiên ở Việt Nam, tại Bệnh viện Việt Ðức. Sau gần ba năm thực hiện Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, đây là trường hợp đầu tiên được gia đình người "chết não"
(HBĐT) - Hai năm trở lại đây, số vụ tự tử bằng thuốc diệt cỏ tại địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc xảy ra tới mức báo động. Chỉ thống kê riêng từ quý III/2009 đến tháng 4/2010, Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc đã tiếp nhận 7 ca tự tử có sử dụng chai thuốc diệt cỏ “màu xanh”. Hầu hết các trường hợp là người dân tộc thiểu số Mường, Tày, Dao, nhiều nạn nhân đã không thể qua khỏi...