Bệnh nhân mua thuốc tại một cửa hàng

Bệnh nhân mua thuốc tại một cửa hàng

Kháng sinh là một vũ khí quan trọng của con người để chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Nhưng sau một thời gian sử dụng đã xuất hiện các chủng vi khuẩn “quay lưng” lại với kháng sinh mà trước đó các chủng vi khuẩn này vẫn còn nhạy cảm với thuốc.

Vi khuẩn đề kháng với thuốc như thế nào?

Từ 1960, người ta đã phát hiện ra rằng vi khuẩn có thể truyền sức đề kháng với kháng sinh từ chủng này sang chủng khác, cùng giống hoặc khác giống. Khả năng này làm tăng nhanh các chủng vi khuẩn có tính kháng kháng sinh và làm cho nhiều loại kháng sinh mất dần hiệu lực. Người ta thấy có hai hình thức đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn, đó là:

Sự biến dị của vi khuẩn: Đây là sự biến dị tự nhiên xảy ra ở trong nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Do biến đổi trong cấu trúc của ADN đã làm thay đổi cấu trúc các phân tử protein hoặc enzym mà chúng tổng hợp ra. Nếu các phân tử này là đích tác dụng của một kháng sinh nào đó thì làm cho kháng sinh này không còn tác dụng nữa vì bị mất đích tác dụng và vi khuẩn đã trở thành đề kháng với kháng sinh đó.

Tần số biến dị đối với một vi khuẩn và với một hệ vi khuẩn là 1/1010 dân số vi khuẩn. Vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh do biến dị có thể truyền lại cho thế hệ sau. Người ta gọi sức đề kháng này là vững bền và không phải do kháng sinh gây ra, nhưng sự tồn tại của các chủng vi khuẩn này lại có vai trò chọn lọc của kháng sinh.

Sự đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: Hình thức đề kháng này là vi khuẩn sản sinh ra một enzym phá huỷ kháng sinh. Từ 1958, Jacob và Wollman thấy vi khuẩn có các cấu trúc ADN nằm ngoài nhân và sao chép độc lập với nhân, gọi là episom. Episom có hai vị trí, một ở ngoài nhiễm sắc thể và một sát nhập vào nhiễm sắc thể. Các episom không bao giờ sáp nhập vào nhiễm sắc thể được gọi là plasmid.

Sự sản sinh ra các enzym phá hủy kháng sinh do các plasmid này phụ trách. Bản chất các plasmid là các mảnh ADN (được giả thiết là hình vòng, không liên hợp với nhiễm sắc thể) phân bố tự do trong bào tương. Trong quần thể vi khuẩn, các plasmid được truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác theo kiểu thực bào, bơm do thực khuẩn thể (phagiơ) hoặc hợp nhất hai vi khuẩn.

Các plasmid sản xuất ra các enzym phân huỷ kháng sinh có thể được truyền từ các vi khuẩn kháng thuốc tự nhiên, trong đó có cả các chủng vi khuẩn không gây bệnh, sang vi khuẩn gây bệnh theo 3 cơ chế trên, làm số lượng vi khuẩn kháng thuốc tăng nhanh.

Có thể dẫn ra một số ví dụ: Người ta đã phát hiện ra một số chủng vi khuẩn có sức đề kháng với sulphamid ngay khi mới phát hiện được thuốc này. Enzym bêta-Lactamase do vi khuẩn sản xuất ra có tác dụng thuỷ phân vòng bêta-Lactam của kháng sinh nhóm bêta-Lactamin (penicillin, ampicilin...).

Chloramphenicol bị phá huỷ bởi enzym acetylase do tụ cầu và Enterobacteriace có mang các plasmid sản xuất các enzym này tiết ra. Streptomycin và kanamycin bị phá huỷ do các enzym phosphorylase hoặc acetylase do một số loài vi khuẩn tiết ra.

Do tính kháng kháng sinh của vi khuẩn mà người ta đang cố gắng tìm ra các kháng sinh mới với những đặc tính mới như: có hoạt lực đối với các vi khuẩn mà từ trước tới nay không có kháng sinh nào có; Có tác dụng đối với vi khuẩn với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thấp; Có dược động học tốt hơn trong cơ thể và ít độc tính hơn...

Cách nào để phòng?

Đến nay đã có trên 1.000 loại kháng sinh bán ra trên thị trường toàn thế giới. Nhưng sự xuất hiện tính kháng lại kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh cho người, chủ yếu lại là do con người đã lạm dụng kháng sinh trong điều trị và phòng bệnh, trong đó phải tính đến cả việc sử dụng kháng sinh cho súc vật.

Sử dụng kháng sinh không hợp lý đã gây tích luỹ chọn lọc các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Các chủng vi khuẩn này lại có thể truyền plasmid sang các chủng vi khuẩn gây bệnh cho người hoặc sang các vi khuẩn cộng sinh ở người để sau đó lại được truyền sang các vi khuẩn gây bệnh, làm cho các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh tăng nhanh. Vì vậy, sử dụng kháng sinh hợp lý luôn là một vấn đề thời sự. 

Như thế nào là sử dụng kháng sinh hợp lý?

Câu trả lời là khi sử dụng kháng sinh, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:

+ Kháng sinh được dùng phải là kháng sinh mà vi khuẩn gây bệnh còn nhạy cảm (cần điều trị theo chỉ dẫn của kháng sinh đồ).

+ Nên chọn các kháng sinh có phổ tác dụng hẹp nhất, hạn chế sử dụng các kháng sinh có phổ tác dụng rộng.

+ Kháng sinh phải được dùng với liều lượng và cách dùng thích hợp tuỳ theo bệnh và người bệnh.

+ Khoảng thời gian dùng kháng sinh cần càng ngắn càng tốt, nhưng phải đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh, do đó thường phải dùng thêm 2 - 3 ngày sau khi hết triệu chứng nhiễm khuẩn.

+ Phối hợp kháng sinh cần tuân theo nguyên tắc sau: có hai nhóm kháng sinh, nhóm có tác dụng diệt khuẩn và nhóm có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn. Chỉ được phối hợp các kháng sinh trong cùng một nhóm, không được phối hợp hai kháng sinh khác nhóm.

Việc sử dụng kháng sinh hợp lý phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng chính xác và rất cần thiết phải dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh để định rõ bản chất của vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của nó với kháng sinh.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cần điều trị ngay, trước khi phân lập được vi khuẩn thì phải dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tính nhạy cảm phổ biến đối với kháng sinh của vi khuẩn gây ra bệnh của bệnh nhân.

Vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng kháng sinh hợp lý, chúng ta không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi có triệu chứng nhiễm khuẩn, mà cần tới bác sĩ để khám và được hướng dẫn cụ thể.

 

                                                                                   Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục