Uống Paracetamol sau khi uống rượu, bia rất nguy hiểm

Uống Paracetamol sau khi uống rượu, bia rất nguy hiểm

Nhiều người có thói quen sử dụng paracetamol mỗi khi nhức đầu. Thói quen này sẽ rất nguy hiểm trong mùa World Cup, khi dùng rượu, bia quá mức

 

Ở Úc, nhà thuốc tây nơi tôi làm việc có rất nhiều khách hàng VN đến mua thuốc, trong số đó có anh Hà. Lần gần đây nhất tôi còn nhớ là anh Hà đến để mua một lọ thuốc Tylenol.

 
Sau ngày khai mạc World Cup, vợ anh Hà gặp tôi báo tin chồng chị đang nằm viện trong tình trạng rất nguy kịch. Tiếp đó, nhà thuốc chúng tôi nhận được một báo cáo từ bệnh viện mà anh Hà đang điều trị (ở Úc có hệ thống quản lý y tế rất chặt chẽ nên giữa bệnh viện, nhà thuốc, bác sĩ phòng mạch luôn liên lạc với nhau mỗi khi có tai biến xảy ra).

Uống Paracetamol sau khi uống rượu, bia rất nguy hiểm. Ảnh: TL

 
Dễ mua và... dễ ngộ độc
 
Theo báo cáo này, sau trận khai mạc World Cup với kết quả đội tuyển nước chủ nhà Nam Phi mà anh yêu mến cầm hòa được Mexico, anh Hà tổ chức bữa tiệc lai rai với những người đồng hương và cũng là những người đang làm công cho gia đình anh. Đến khuya, anh Hà nhức đầu dữ dội, cảm giác buồn nôn rồi “cho chó ăn chè” và có những triệu chứng giống như cúm. Anh Hà lấy thuốc Tylenol ra uống.
 
Sáng hôm sau, anh Hà vẫn không ngừng nôn mửa và da trở vàng nên phải vào bệnh viện. Xét nghiệm máu ngay lúc cấp cứu cho thấy nồng độ men gan và bilirubin rất cao, chứng tỏ anh Hà có những dấu hiệu không ổn về gan (bilirubin trong máu cao sẽ làm cho da và mắt trở nên vàng).
 
Các bác sĩ điều trị nhận định có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất, anh Hà có thể bị nhiễm trùng gan, viêm gan (chẳng hạn hepatitis A hoặc B). Thứ hai, có thể bị tổn thương gan do dược phẩm gây ra. Cuộc hội chẩn cùng những xét nghiệm đã loại bỏ khả năng thứ nhất. Có nghĩa là anh Hà đã bị ngộ độc thuốc Tylenol.
 
Tylenol có thành phần hoạt chất chính là paracetamol (ở Mỹ gọi là acetaminophen), là thứ thuốc mà hiện nay ở nhiều nước, kể cả nước ta, cũng dễ mua đến nỗi có người ví von là có thể tìm thấy chúng trong cặp học sinh, giỏ xách của mấy bà đi chợ, thậm chí ở ngăn tủ nhà bếp.
 
Chớ coi thường liều thấp
 
Paracetamol được cho là lành tính nhất trong các loại thuốc giảm đau. Nhưng paracetamol đã “quật” ngã anh Hà, vì có thể anh vẫn dùng liều lượng như bình thường nhưng ngặt nỗi là cơ thể của anh lần này không hề bình thường do đã dùng quá nhiều rượu, bia.
 
Về lý thuyết thì cơ thể chỉ bị ngộ độc paracetamol khi dùng quá liều lượng. Nhưng đừng nghĩ là paracetamol không gây ngộ độc cho gan ở liều thấp vì còn tùy vào từng cơ địa. Một liều đơn (uống một lần) 3-4 g paracetamol hoặc 4-6 g (uống “lai rai” trong vòng 24 giờ) vẫn có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong đối với một số người. Đ
 
ặc biệt hơn nữa nếu trong trường hợp cơ thể có... rượu, bia. Rượu, bia làm tăng độc tính của paracetamol. Nếu đã uống rượu, bia mà bị nhức đầu thì tốt nhất là nên tìm cách khác để giải quyết chứ không nên dùng paracetamol, nếu không còn cách nào khác mà phải dùng thì chớ có dùng quá 2 g  trong vòng 24 giờ. Anh Hà là một thí dụ điển hình của sự tương tác giữa rượu với hàm lượng paracetamol (Tylenol) mà anh đã uống trong ngày ấy.
 
Mùa World Cup khó mà tin các tín đồ túc cầu sẽ không dùng rượu, bia để cùng lăn theo nhịp bóng, thức khuya mà dùng nhiều rượu bia dễ gì tránh được những cơn nhức đầu. Biết trước như thế thì phải liệu cách mà phòng tránh, chớ có dại để phải “chữa cháy” bằng paracetamol.

Liều lượng tối đa cho phép: 4 g

Các biệt dược nổi tiếng của paracetamol là Tylenol, Panadol, Panamax... Đối với một người lớn khỏe mạnh, liều lượng paracetamol tối đa cho phép trong thời gian 24 giờ chỉ là 4 g (4.000 mg), có nghĩa là 8 viên “mạnh” (mỗi viên “mạnh” chứa 500 mg và mỗi viên “thường” chứa 325 mg). Ở liều lượng cho phép, paracetamol rất an toàn và tác dụng nhanh đối với những cơn nhức đầu, sốt, đau nhức... nhưng khi ở liều cao thì sẽ gây độc cho gan. Một liều đơn từ 7 đến 10 g paracetamol là đã có thể gây tổn thương gan cho một người khỏe mạnh.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục