Chứng mỡ máu tăng cao gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo nhưng không nên quá lo lắng vì có thể giải quyết được qua điều chỉnh sinh hoạt và ăn uống

 

Nếu thầy thuốc cho biết bạn đã bị chứng mỡ máu tăng cao qua kết quả xét nghiệm máu, có nghĩa là cơ thể bạn đang ở tình trạng có nồng độ các chất béo trong máu (gồm cholesterol, triglyceride, phospholipid và các chất béo tự do cao bất thường) tăng cao.

 

Không quá lo lắng

 

Chứng mỡ máu tăng cao là dấu hiệu quan trọng hàng đầu của bệnh xơ vữa động mạch và sẽ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,... Tuy thế, bạn không nên quá lo lắng vì hoàn toàn có thể giải quyết nếu áp dụng những yêu cầu sau:

 

- Chế độ sinh hoạt điều độ, không căng thẳng; tránh lo âu, sợ hãi, giận dữ, buồn đau hoặc mừng vui quá độ.

 

- Thể dục thể thao vừa sức, nhẹ nhàng, thường xuyên, phù hợp với thể trạng.

 

- Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng. Cụ thể: Ăn các loại ngũ cốc chưa xay xát tinh chế quá. Lượng calo đưa vào cơ thể vừa phải; sử dụng các loại đậu, đạm từ cá, dùng ít hoặc không dùng thịt nạc; dùng dầu ôliu, đậu nành, mè, đậu phộng, hướng dương thay dầu cọ, dầu dừa và mỡ động vật; thường ăn chuối, mơ đào, khoai tây, đậu hòa lan, táo tây, mận, yaourt, nấm đông cô và các loại rau (đay, cần tây, nhút, mồng tơi, bí, muống), các loại cua đồng, rạm tươi, tép khô, ốc, trai, hến; thường uống nước cam vắt hoặc nước sắc từ rễ tranh, mã đề, rau má, hoa cúc, tía tô. Khi dùng rau quả thì ưu tiên loại có màu xanh đậm hoặc màu vàng sậm, đỏ.

 

 


 

- Nếu ăn cá thì nên dùng các loại có dầu như cá thu, cá hồi, cá tra, ba sa, hú... Nên uống 1-2 ly/ngày rượu vang đỏ hoặc 1-2 lon/ngày các loại bia, tránh rượu mạnh, thuốc lá. Nên dùng các loại trà chế từ thảo quyết minh, nhân trần, atisô, rau má, gừng, lá sen...

 

Với thuốc hạ chứng mỡ máu tăng cao, thầy thuốc khuyên chỉ dùng khi đã thực hiện các yêu cầu nói trên mà chưa cải thiện được tình trạng bệnh lý, vì thuốc chỉ bổ sung chứ không thay thế được chế độ trị liệu nói trên.

 

Món ăn nên chọn

 

Người bị chứng mỡ máu tăng cao nên lưu ý các món ăn thức uống tiêu biểu mà đơn giản, dễ làm sau đây:

 

- Cải bẹ xanh 500 g, nấm hương 25 g. Xắt miếng nhỏ để xào với gia vị vừa ăn.

 

- Mã thầy 250 g bỏ vỏ, xắt mỏng; nấm hương 100 g ngâm nước cho nở. Xào chung với gia vị vừa ăn.

 

- Cà tím 500 g, hành lá 50 g, một ly nhỏ rượu chát, gừng 5 g, dầu thực vật 25 g. Xào cà tím cho chín rồi nêm nước tương, bột gừng, rượu chát, rắc hành lá vào.

 

Các món nói trên dùng trong bữa cơm. Về thức uống, nên uống thay trà hằng ngày bằng 2 bài thuốc tiêu biểu, gồm:  Sơn tra tươi 15 g, mạch nha 10 g, nấu với lượng nước vừa đủ, sôi 10-15 phút; lá sen 3 g, quyết minh tử 6 g, hà thủ ô 3 g, các thứ sấy khô tán nhỏ, cho vào bình ngâm với 300 ml nước sôi.

 

Dấu hiệu nhận biết chứng mỡ máu tăng cao

Khi trên cơ thể có những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đã bị chứng mỡ máu tăng cao: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân; da lưng, ngực, cổ tay, cánh tay xuất hiện các nốt như sởi, mềm, to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa; kẽ ngón tay chuyển thành màu vàng; bắp chuối chân bị chuột rút và có cảm giác đau như kim châm; có những nốt vàng trên mi mắt, lúc đầu nhỏ, hơi nhô cao sau đó có thể nổi đầy cả mi mắt.

 

Khi bệnh tình phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đầu choáng, mắt hoa, bứt rứt trong người, thở ngắn hơi, tim hồi hộp, mất sức dần, tay chân thấy tê dại... Cơ thể mập phì, xét nghiệm máu có các chỉ số cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường.

 

 

                                                                      Theo NLĐ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục