Cũng với tỉ lệ không tái phát tương đương nhưng phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng siêu âm tập trung tăng cường ít gây tai biến và biến chứng hơn phẫu thuật cắt bỏ tận gốc hoặc xạ trị

 

Tuyến tiền liệt (TTL) nằm phía dưới cổ bàng quang, nơi bắt đầu của niệu đạo, góp phần sản sinh tinh dịch. Ung thư TTL là một bệnh lý đặc biệt ở đàn ông trung niên trở lên, chiếm 10% trong số các loại bệnh ung thư ở phái nam và đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Tuy vậy, bệnh vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực.

 
Dấu hiệu nhận biết sớm
 
Khi có những dấu hiệu sau đây, các đấng mày râu nên nghĩ về ung thư TTL: Đau nhức vô cớ vùng xương chậu gây khó khăn cho việc đi lại, tiểu khó hoặc tiểu són, buốt trong lúc đi tiểu, dòng nước tiểu yếu ớt và đứt quãng, cảm thấy bọng đái căng ứ sau khi vừa tiểu xong, thức dậy thường xuyên trong đêm để đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch, đau đớn khi xuất tinh hoặc không thể xuất tinh, sụt cân mà nguyên nhân không phải vì thay đổi chế độ ăn uống...
 
Ở nước ta, ung thư TTL giai đoạn sớm thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt TTL tận gốc hoặc xạ trị. Tuy nhiên, việc cắt bỏ hoặc xạ trị có hạn chế là sau điều trị sẽ có một tỉ lệ cao bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ, viêm trực tràng, liệt dương.
 
 
Chuyên gia nước ngoài đang chuyển giao kỹ thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Ảnh: C.T.V
Từ tháng 4 -2010, Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã tiên phong áp dụng thêm phương pháp mới là siêu âm tập trung tăng cường (HIFU). Chi phí trọn gói cho một ca điều trị khoảng 35 triệu đồng.
 
Đây là phương pháp đang được xem là hiện đại nhất để điều trị ung thư TTL và đang được sử dụng phổ biến ở châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, một số nước Mỹ La tinh và Đông Nam Á (chi phí tại Philippines là 10.000 USD/ca, tại Canada khoảng 25.000 USD/ca).
 
Biến chứng không đáng kể
 
Nguyên lý của HIFU là sử dụng sóng siêu âm. Nguồn phát sóng đặt trong trực tràng ngay dưới TTL và tập trung chính xác vào mô TTL làm nhiệt độ ở đây tăng lên 80 – 100oC. Nhiệt độ cao sẽ hủy tế bào ung thư. Sóng siêu âm không có tác dụng ion hóa nên không làm tổn thương mô chung quanh. Đây là ưu thế tuyệt đối của HIFU so với điều trị bằng tia xạ.
 
Cũng với tỉ lệ bệnh nhân không bị tái phát ung thư ở thời điểm 5 năm sau tương đương với phẫu thuật cắt TTL tận gốc và xạ trị nhưng phương pháp điều trị bằng HIFU được khẳng định là ít gây tai biến và biến chứng hơn, bệnh nhân chỉ phải gây tê tủy sống chứ không cần đến những vết cắt gây tổn thương và mất máu.
 
Thời gian một lần điều trị chỉ từ 30 đến 90 phút (tùy thuộc độ lớn của TTL) nên rất thích hợp cho những bệnh nhân lớn tuổi hoặc ngại phẫu thuật, không bảo đảm sức khỏe hoặc sợ đau.
 
Ngoài ra, sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng chỉ mang ống thông tiểu lưu trong 2 đến 4 tuần, cảm giác tiểu khó trong một vài tháng đầu tiên sau khi rút thông tiểu và sẽ bình thường hoàn toàn.
 
Tuy được khẳng định là gây ít tai biến và biến chứng nhưng bệnh nhân cũng nên biết sau thủ thuật, HIFU vẫn có thể gặp một số biến chứng không đáng kể như rò trực tràng (0,5% đến 5%); tiểu không kiểm soát (0% đến 2%) và rối loạn cương (khoảng 18%). 

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của ung thư TTL gồm tuổi tác cao, gia đình bất ổn, tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ; ăn nhiều thịt, mỡ động vật; hoạt động tình dục nhiều (vấn đề này đang gây tranh cãi); thiếu sinh tố D...

 
Các yếu tố giúp giảm nguy cơ ung thư TTL, gồm lycopene (có nhiều trong cà chua); các vitamin A, E, selen, isoflavonoids và lignans (có nhiều trong đậu nành và nhiều loại rau). Hoạt động thể dục thể thao đều đặn cũng giúp phòng ngừa rất tốt.

 

                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục