“Từ sáng đến giờ, hai bố con tôi rong ruổi khắp thành phố HCM mà vẫn chưa tìm được phòng trọ. Có chỗ giá vừa túi tiền nhưng chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng còn mấy chỗ khác lại đòi giá ngất ngưởng”, ông Trượng thở dài.

 

Việc tìm được một phòng trọ yên tĩnh để học bài thật khó với sĩ tử mới ở quê lên. Ảnh: Ngọc Ngợi.

Ông Trượng, quê Thanh Hóa cho biết, để lo cho hai bố con vào TP HCM ôn luyện, vợ ông phải bán đi đàn lợn con và mấy tạ thóc giống. “Bà ấy tiếc lắm nhưng vì tương lai của con đành phải cắn răng vậy. Hy vọng thằng bé đậu nguyện vọng một vào Bách Khoa thì còn gì vui bằng”, người cha khuôn mặt khắc khổ, làn da cháy nắng, song đôi mắt ánh lên niềm hy vọng thổ lộ.

Lần đầu tiên chân ướt chân ráo vào đây nên cả hai bố con ông Trượng không biết đi xe buýt mà phải thuê xe ôm, đi đến đâu cũng phải hỏi thăm đường. Rong ruổi cả buổi sáng hết gần 200.000 đồng xe ôm, ông Trượng mới tìm được chỗ luyện thi cho con trên đường Nguyễn Văn Cừ. Sau đó là nhiệm vụ tìm chỗ trọ, nhưng lòng vòng cả buổi chiều, ông vẫn không tìm được chỗ nào.

Cực chẳng đã, ông đành phải nhờ đến một người môi giới tìm dùm với thỏa thuận trả cho người đàn bà này 150.000 đồng. Khi trời nhá nhem tối cũng là lúc bà “cò” gọi đi xem phòng. Đó là một căn trọ rộng 12m2 trong một con hẻm sâu cạnh đường An Dương Vương, quận 5.

Đang ngán ngẩm đứng nhìn căn phòng chật chội, nhếch nhác lại dùng chung nhà vệ sinh với 10 phòng khác mà giá xấp xỉ 1,5 triệu đồng mỗi tháng, ông Trượng chưa kịp từ chối thì người đàn bà môi giới gằn giọng “Tôi vất vả lắm mới tìm cho ông được chỗ này vừa túi tiền đấy nhá. Ông mà không ở thì cũng chẳng còn chỗ nào khác đâu. Trời tối thế này rồi, ông không ở thì lấy chỗ đâu mà ngủ, bao nhiêu người mong tìm được chỗ thế này mà không ra đấy”.

Không còn lựa chọn khác, hai bố con ông Trượng đành chấp nhận, nhìn nhau tự an ủi “chỉ ở một tháng thôi, rồi lại được về quê tha hồ mà rộng rãi”.

Nhiều sĩ tử may mắn được ở miễn phí tại các ngôi chùa trong thành phố. Ảnh: A Lộc.

Bà Nguyễn Thị Thương, quê Gia Lai đưa con gái tên Lan vào thành phố luyện thi từ đầu tháng 6. Bà cho biết thuê căn phòng khoảng 12m2 với giá 900.000 đồng một tháng tại quận Thủ Đức. Ngoài tiền phòng, thì riêng tiền ăn uống một ngày 2 mẹ con cũng hết hơn 100.000 đồng. Bà Thương cũng định tìm thêm người ở cùng để chia tiền cho đỡ tốn kém nhưng sau thấy phòng trọ chật quá, với lại lo đông người ồn ào con gái không tập trung ôn thi được.

Bà nói: "Để có vài triệu đồng đưa con vào nam, vợ chồng tôi phải chắt chiu dành dụm cả mấy tháng nay. Chỉ mong sao con thi đậu đại học thì tương lai đỡ vất vả hơn chứ như cha mẹ thì khổ lắm".

Với nhiều sĩ tử khác, cơn sốt giá phòng trọ tại thành phố thực sự làm họ đuối sức. Nguyễn Văn Thắng, quê Nghệ An, năm nay thi Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho VnExpress.net biết, vì nghĩ trọ trong thành phố giá đắt nên vừa vào Nam, Thắng liền hỏi đường xuống làng đại học Thủ Đức ở ngoại ô thành phố, dù xa địa điểm thi, vì nghe nói giá ở đây tương đối rẻ.

Vậy mà khi đi tìm phòng, Thắng thực sự sốc bởi giá ở đây cũng không hề rẻ. Nếu như bằng giờ này năm trước giá chỉ giao động từ 500.000 đến 700.000 đồng thì năm nay giá một phòng trung bình cũng từ 1 triệu đến 1,2 triệu mỗi tháng, thậm chí có nhiều phòng còn lên đến 2 triệu đồng.

“Tưởng xuống đây xa tâm bão nên giá mềm hơn, ai ngờ cũng không thua gì, mà chủ nhà chỉ cho ở nhiều nhất là 3 người nên số tiền 4 triệu mẹ cho em sợ không đủ”, Thắng thở dài. Cậu cho biết, nhiều bạn khác còn hùn tiền nhau thuê chung cư ở vì không thể tìm được chỗ trọ bình dân.

Làng đại học Thủ Đức là nơi tập trung nhiều các trường đại học lớn như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Tự Nhiên, Bách Khoa…ngay từ đầu tháng 6 đã nhiều học sinh từ các tỉnh kéo về đi tìm phòng trọ để luyện thi.

Bà Thu Vân, chủ nhà trọ Bạch Mai, Thủ Đức cho biết tình trạng "cháy" phòng trọ diễn ra quanh năm, đặc biệt căng thẳng vào mùa thi đại học. Bà nói: “Mặc dù nhà trọ tăng thêm 50.000 đồng một phòng, nhưng vẫn không có sinh viên nào chuyển đi mà ngược lại số lượng vào hỏi thuê phòng còn tăng lên. Ngày nào cũng có cả chục người vào hỏi thuê mà không còn chỗ”.

Biết được nhu cầu này, nhiều chủ nhà trọ còn có tâm lý để dành phòng cho thí sinh ở ngắn hạn hơn là cho sinh viên thuê dài ngày vì thu lợi hơn. Anh Chính, một chủ phòng trọ cho biết: “Thay vì cho sinh viên thuê theo tháng thì mỗi phòng thu được 400.000đ, nhưng nếu cho thí sinh và người nhà thuê theo ngày sẽ thu được 30.000 đồng một người, lợi hơn nhiều. Hơn nữa, tôi còn có thể xếp nhiều người ở một phòng, thu thêm được một khoản tiền đáng kể”.

Ban quản lý Ký túc xã đại học quốc gia TP HCM, quận Thủ Đức cho biết, đến đầu tháng 7, ký túc xá mới mở cửa đón sĩ tử ở để thi đại học.

Hiện nay, Trung tâm hỗ trợ sinh viên TP HCM đã giúp tìm chỗ trọ miễn phí cho hơn 5.000 sĩ tử. Ông Quách Hải Đạt, Giám đốc Trung tâm này cho biết, năm 2010 tại TP HCM có khoảng 700.000 lượt thí sinh dự thi nên nhu cầu chỗ trọ rất cao. Tuy nhiên, trung tâm đã huy động hơn 30.000 chỗ trọ giá rẻ, miễn phí cho thí sinh và phụ huynh nên ông kỳ vọng sẽ làm dịu đi cơn bão giá.

Ngoài ra, Trung tâm này còn tài trợ vé xe buýt, bản đồ thành phố, mì gói…cho sĩ tử. Vì thế thí sinh, phụ huynh có con dự thi tại cụm thi TPHCM có thể liên hệ qua số điện thoại (08).38274705 - (08).38274709 để được giúp đỡ.

 

                                                                          Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi đến đại biểu các huyện, thành phố

Tập huấn cho 202 thú y viên xã, phường, thị trấn

(HBĐT) - Ngày 24/6 Chi cục Thú y tổ chức khai giảng lớp tập huấn thú y cơ sở năm 2010 cho 202 thú y viên các xã, thị trấn trong toàn tỉnh. Lớp tập huấn diễn ra trong 5 ngày từ ngày 24/6 đến 30/6.

TPHB: 100 % trạm y tế có bác sĩ

(HBĐT) - Tính đến nay, 100% trạm y tế xã, phường trên địa bàn TPHB đã có bác sỹ (trung bình có 4,1 bác sỹ/1 vạn dân), 100% tổ, xóm có nhân viên y tế thôn bản hoạt động.

Tiếp cận thuốc thiết yếu: Còn xa vời!

Thị trường dược phẩm Việt Nam đang phát triển đa dạng với hơn 22.000 sản phẩm. Tuy nhiên, người dân, nhất là người nghèo, phụ nữ và trẻ em mỗi khi ốm đau vẫn ít có cơ hội được tiếp cận với thuốc thiết yếu (TTY) do giá thuốc quá cao… Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận TTY tại Việt Nam do Bộ Y tế và WHO phối hợp tổ chức ngày 23-6 tại Hà Nội.

Không mổ vẫn dứt bệnh

Cũng với tỉ lệ không tái phát tương đương nhưng phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng siêu âm tập trung tăng cường ít gây tai biến và biến chứng hơn phẫu thuật cắt bỏ tận gốc hoặc xạ trị

Khi cơ thể bạn mệt mỏi bạn thường làm gì?

Hãy tìm nguyên nhân để loại bỏ nó!Thử xem một vài nguyên nhân và giải pháp dưới đây.

Trái cây tròn giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư

Qua những kết quả nghiên cứu trên động vật, một số loại trái cây có hình dáng tròn đều có tác dụng kháng bệnh ung thư thực quản và ung thư vú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục