Lo 20 chỗ ở miễn phí cho các thí sinh ở xa về Hà Nội bị ế như năm ngoái, từ đầu tháng 6, bác Trần Duyên Hải (Khâm Thiên, Hà Nội) đã phải nhờ báo đài và đội thanh niên tình nguyện giới thiệu kèm cả số điện thoại của mình.

 

Số nhà 25, ngách 48, ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa của Tập thể dạy nghề nhân đạo cho trẻ tàn tật Hà Nội là địa chỉ trọ miễn phí cho thí sinh thi đại học nhiều năm nay. Nhưng theo bác Trần Duyên Hải, chủ nhà, thì suốt mấy năm liền, thường còn nhiều chỗ trống không ai hỏi tới, dù theo các phương tiện truyền thông, rất nhiều người phải vất vả tìm thuê với giá cao. Bác Hải cho biết, khu này có thể làm chỗ ở cho khoảng 40 người, lại rất yên tĩnh, an ninh đảm bảo. Thế nhưng, năm ngoái, chỉ có khoảng 20 bạn đến tá túc trong những ngày thi.

"Có lẽ, do các bạn ở tỉnh xa không biết thông tin. Năm nay, tôi đã nhờ báo, đài và các bạn tình nguyện đưa cả địa chỉ, lẫn số điện thoại của mình tới những người muốn ở trọ để họ liên hệ. Nếu thi tại các trường như Đại học Công Đoàn, Đại học Thủy Lợi, hay trường Nhân văn, có thể gọi cho tôi theo số 0912378689", bác Hải nói.

Ảnh: Hoàng Thùy.
Nhóm tình nguyện Thắp lửa trái tim của Hội sinh viên Hà Nội đang hướng dẫn nhà trọ cho thí sinh ở bến xe Giáp Bát. Ảnh: Hoàng Thùy.

Nhà ở cầu Noi, gần khu vực trường Học viện cảnh sát, ĐH mỏ, Học viện Tài chính, bác Đào Thị Thanh Lâm, một cán bộ về hưu vui vẻ cho biết, năm nào bác cũng nghe ti vi phản ánh tình trạng giá nhà trọ cho thí sinh thi ĐH đắt đỏ. Nhìn lại nhà mình còn thừa chỗ, muốn cho các cháu đến ở nhờ mà không biết cách nào để phụ huynh và các cháu biết.

“Năm nay có sinh viên tình nguyện đến nhà hỏi về nhà trọ miễn phí, tôi mừng quá đồng ý ngay. Người nhà thí sinh và thí sinh chỉ cần gọi điện báo trước theo số 01699921780 , sau đó có thể đến ở thoải mái”, bác Lâm cười nói.

Cũng sốt ruột vì 300 chỗ ở miễn phí tại Làng sinh viên Hacinco (Nhân Chính - Thanh Xuân) mãi vẫn chẳng thấy có mấy ai đăng ký, hôm qua, Đoàn Duy Hưng, sinh viên Đại học FPT Aptech đã gửi tin nhắn qua Yahoo chat cho bạn bè rồi nhờ gửi chuyển tiếp: "Tớ đang có 300 chỗ ở miễn phí dành cho thí sinh và phụ huynh trong đợt 1 thi đại học. Chỗ ở miễn phí hoàn toàn, thí sinh và phụ huynh không phải chịu một khoản tiền nào cả (trừ tiền ăn). Liên hệ trực tiếp 0974261004 hoặc 0983026565".

Hưng cho biết, hơn 20 phòng trọ ở khu ký túc xá dành cho sinh viên nước ngoài đã được FPT - Aptech thuê lại để hỗ trợ các sĩ tử ở các tỉnh xa về Hà Nội dự thi và cậu giữ trọng trách hỗ trợ thí sinh đăng ký nhận phòng. Mấy hôm trước, dù đã đăng thông tin lên các diễn đàn nhưng thấy mọi người có vẻ không quan tâm, cũng ít người hỏi phòng nên Hưng đã phải nhờ đến YM để loan báo.

"Không ngờ cách này hiệu quả thế. Từ hôm qua đến sáng nay em liên tục nhận được điện thoại đăng ký chỗ ở miễn phí. Cả đêm qua em hầu như không ngủ được chút nào. Nhưng nghĩ lại hồi trước mình vất vả tìm nhà trọ thi thì thấy giờ dù vất vả cũng đáng vì giúp được mọi người", Hưng chia sẻ.

Cậu cho biết, hiện tại, đã có khoảng 200 thí sinh đăng ký ở hoặc gọi điện xin "giữ chỗ".

Ảnh: Hoàng Thùy.
Thanh niên tình nguyện của Hanoibus đang hướng dẫn tìm nhà cho phụ huynh thí sinh. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ngoài 300 chỗ ở tại Làng sinh viên Hacinco, mùa thi này, FPT - Aptech còn dành 600 chỗ ở miễn phí trong ký túc xá Đại học Sư phạm và 100 suất khác ở ký túc xá Bách Khoa để các bạn thí sinh yên tâm thi cử. Các sĩ tử có nhu cầu được trợ giúp có thể liên hệ theo điện thoại: 04 38224880 hoặc gửi thư đăng ký về địa chỉ: vandt5@fpt.com.vn.

Nhằm trợ giúp các thí sinh và người nhà có chỗ ăn ở hợp lý, năm nay, Thành đoàn Hà Nội và Hội sinh viên thành phố cũng đã thực hiện chương trình tiếp sức mùa thi, trong đó bao gồm các hoạt động như tìm nhà trọ, tư vấn giúp các thí sinh có chỗ ăn ở hợp lý, tìm đường...

Hiện tại, Thành đoàn đã tập hợp được hơn 98.000 chỗ trọ, trong đó có khoảng gần 7000 chỗ ở miễn phí. Các địa chỉ trọ này được cập nhật trên trang Thapluatraitim.vn để các thí sinh có thể tham khảo.

Nguyễn Xuân Thạch, Trưởng Ban Học sinh sinh viên của Hội tình nguyện Thắp lửa trái tim cho biết, cho biết, từ cách đây 3 tháng, các bạn đã phân chia nhau đi khảo sát và tìm nhà trọ chuẩn bị cho thí sinh lên thi Đại học. Mọi ngóc ngách thuộc khu vực gần các điểm thi của các trường đại học đã được các bạn “cày nát”. Khi đến một khu nhà nào đấy, các bạn hỏi số phòng, trực tiếp xem phòng và mặc cả giá nhà cho thí sinh được ở với giá rẻ nhất. Sau đó, các bạn về hệ thống lại và tùy từng trường hợp hoàn cảnh của thí sinh mà giới thiệu đến nhà trọ miễn phí hay giá rẻ. "Dù vất vả đến mấy thì bọn em cũng đã được đền đáp xứng đáng bằng nụ cười của các em thí sinh”, Thạch chia sẻ.

Chàng sinh viên này cho biết thêm, từ hôm qua, các thí sinh từ những tỉnh khác đã đổ về Hà Nội khá đông để chuẩn bị cho kỳ thi đại học bắt đầu vào ngày 4/7 tới. Trước đó, các đội tình nguyện của Hội, của trường cũng đã được chia ra, tập trung ở những điểm thi, bến xe, nhà ga để hướng dẫn thí sinh tìm đường đến địa điểm thi, tư vấn nhà trọ thuận lợi hay giải đáp những thắc mắc của họ.

Theo lời Thạch, hiện nay, cũng có không ít người dân đã sắp xếp cho thí sinh ở trọ miễn phí tại gia đình trong thời gian thi. Đặc biệt, còn thành lập đôi xe ôm chở miễn phí cho các thí sinh từ các bến tàu xe về địa điểm thi.

 

                                                                         Theo VnExpress

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục