Sáng thức dậy, chị Hà (Đà Nẵng) thấy trên tay có 5-6 vết đốt lớn nhỏ, 4 giờ sau chỗ đó ngứa, đau, sưng to. Tìm trong màn không có muỗi nhưng chị thấy một con gì đó đen, to mà sau này chị mới biết nó là bọ xít hút máu người.

 

Không chỉ một lần, chị Hà bị đốt đến 3 lần, ở ngón tay, ngón chân, đầu, trán và gáy. Lần đầu chị bị đốt là vào tháng 3, đêm nằm ngủ chị có cảm giác như bị muỗi đốt. Sáng dậy thấy nhiều vết trên tay, nhưng chị lại không thấy con muỗi nào mà thấy một con côn trùng rất lạ. Lúc đó chị không để ý gì, tuy nhiên sau đó chỗ bị đốt ngứa, đau, sưng lên.

Loài bọ xít hút máu người được tìm thấy tại Hà Nội. Ảnh: P.N.

Vô tình chị lại thấy một con như thế nữa ở kẽ giường, thử search trên mạng với từ rệp thì chị thấy một con giống hệt con chị có, gây bệnh Chaga’s qua đường máu. Sợ quá, chị đến gặp bác sĩ da liễu, mang theo cả con này đến nhưng bác sĩ cũng không biết đó là con gì, chỉ kê cho chị thuốc kháng sinh, thuốc bôi...

"Nó cắn cả đầu, sưng to lên một cục, đau đến mức mình có cảm giác lờ đờ. Những chỗ bị đốt phải 10-12 ngày mới bớt sưng. Sợ quá, cứ cách mấy ngày lại thấy một con như thế nằm lăn quay đơ chết trong nhà. Nhưng hóa ra nó không phải là con rệp mà là bọ xít hút máu người", chị Hà kể lại.

Đến giờ chị vẫn chưa hết lo sợ mắc bệnh dù đã một tháng chị không thấy loại bọ xít này trong nhà. Nhưng cả chị và con đều bị đốt, đặc biệt sau đó chị luôn ở trong trạng thái buồn ngủ, người mệt.

Tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, theo ảnh chị Hà chụp lại thì đây đúng là loại bọ xít hút máu người. Đặc biệt, không chỉ riêng chị Hà, mấy ngày gần đây có nhiều người gọi điện đến chỗ ông hỏi về loại bọ xít này và tỏ ra rất lo lắng vì đã bị nó đốt.

Một cán bộ cùng phòng với tiến sĩ Lam là anh Phạm Huy Phong cũng từng bị loại bọ này cắn. Hai vợ chồng anh sống trong một căn nhà cấp 4 ở Nghĩa Đô. Một lần sáng thức dậy, anh thấy lưng có 2 vết đốt, sưng, to bằng ngón tay và phát hiện một con bọ xít hút máu người trên giường. Tìm trong cả nhà, anh phát hiện được 13 cá thể (ấu trùng và con trưởng thành).

"Người dân không cần quá lo lắng về loại bọ xít hút máu người này", tiến sĩ Trương Xuân Lam nói. Ảnh: P.N.

Loài bọ xít hút máu người này thường sống ở vùng trung du vì thế tiến sĩ Lam khá bất ngờ khi tìm thấy nó tại Hà Nội. Hai năm trước ông đã thu được mẫu ở một số khách sạn, nhà nghỉ ở Tam Đảo, Đại Nải (Vĩnh Phúc) và Ba Vì. Gần đây ông thu được một số mẫu ở Hà Nội như: ở quận Hà Đông, Nghĩa Đô (Cầu Giấy), một khách sạn ở Gia Lâm và ở Cầu Đất...

"Có khả năng chúng theo đồ đạc từ những người đi du lịch về, chứ không sống tại Hà Nội. Nhưng hiện nay tại Hà Nội, chúng tôi đã thu được cả ấu trùng và con trưởng thành chứng tỏ chúng đang sinh sôi nảy nở. Loại bọ xít này phát triển tốt nhất là trong điều kiện nóng, có thể đẻ 500 trứng trong một vòng đời", tiến sĩ Lam cho biết.

Ban ngày nó thường trốn rất kỹ ở kẽ giường, tủ..., chỉ hoạt động về ban đêm. Thức ăn là máu người và gia súc. Có thể nó xuất hiện trong nhiều gia đình, nhưng ít người để ý nên không biết.

Cũng theo ông, hiện Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về loại bọ xít hút máu người này nên khó có thể nói loại bọ xít này nhiều đến đâu. Tuy nhiên, trên thế giới, đây là một loài rất nguy hiểm vì là một trong những loại trung gian gây bệnh Chaga’s, bệnh về máu. Người bệnh có thể tử vong vì tắc nghẽn mạch máu, rung tim..., với các triệu chứng ban đầu là mệt mỏi, ngủ nhiều.

Tuy nhiên, "người dân không cần quá lo lắng vì thực tế tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào ở nước ta mắc bệnh do loài côn trùng này đốt. Nếu nhà nào có con côn trùng này sẽ phát hiện ra ngay, nó khá to, bò trên tường, khe giường, tủ... mặc dù có cánh nhưng hầu như không bay mà bò", tiến sĩ Lam nói.

Ông cũng cho rằng người dân nên để ý, đề phòng bị loại côn trùng này đốt. Buổi tối, nếu gia đình nào phát hiện có con bọ xít hút máu thì nên tắt hết điện, dùng đèn pin soi vào các kẽ tường, kẽ tủ để bắt là cách tốt nhất.

 

                                                                       Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhiều cơ sở vật chất của ngành Y tế đang được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Dịch lở mồm long móng tại xã Đồng Nghê, Đà Bắc đã được ngăn chặn

Sẽ đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất đông dược

Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến cuối năm 2010, các cơ sở sản xuất đông dược phải thực hiện tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO). Tuy nhiên, chỉ còn chưa tới 6 tháng nữa, nhưng hầu hết các cơ sở đông dược vẫn chưa triển khai được.

Sốt xuất huyết tăng mạnh tại nhiều địa phương

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ngày 28-6 cho biết dịch sốt xuất huyết (SXH) đang vào thời điểm bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam. Tại miền Trung và Tây Nguyên, số người mắc SXH cũng đang có chiều hướng gia tăng.

Gần 100% mẫu cháo dinh dưỡng không đạt yêu cầu

Khảo sát 49 mẫu cháo dinh dưỡng ăn liền tại TPHCM của Viện Vệ sinh y tế công cộng cho thấy có đến 93,9% không đạt các chỉ tiêu về lý hóa và vi sinh.

Trẻ con học làm 'kình ngư'

Giữa bể bơi Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, bé Nam (6 tuổi) hì hục ngụp lặn, đổi hết thế bơi ếch đến bơi sải, khiến nhiều người lớn tấm tắc vỗ tay khen.

trên 1.200 lượt người được khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí

(HBĐT) - Ngày 27/6, Báo Sức khoẻ & Đời sống phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc.

“Thầy” ăn sao vẫn gầy?

Nếu thấy tình trạng dinh dưỡng không đạt yêu cầu, ăn nhiều mà vẫn gầy thì trước tiên hãy đi khám tổng quát để điều trị tình trạng thiếu dinh dưỡng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục