Đây là lời khuyên của GĐ Trung tâm phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TT-Huế, BS Nguyễn Võ Hinh trước sự xuất hiện loại bọ xít hút máu người ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế... nghi ngờ truyền bệnh Chaga’s.

 

 
Ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga
 

Thực ra, bệnh Chaga’s xuất hiện ở một số nước châu Mỹ do rận, rệp truyền và bệnh Ngủ (sleeping sickness) xuất hiện ở một số nước châu Phi do ruồi truyền.

 

Mầm bệnh là ký sinh trùng nội bào, bệnh Chaga’s do loại Trypanosoma cruzi và bệnh Ngủ do loại Trynanosoma brucei gây nên.

 

Bệnh Chaga’s là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Thể cấp tính của bệnh thường nhẹ, có sốt. Thể mạn tính có nồng độ kháng thể mầm bệnh cao và không có triệu trứng lâm sàng; một số ít bệnh nhân mạn tính bị tổn thương ở tim, hệ tiêu hoá, thậm chí tử vong. Bệnh Ngủ lây truyền qua các vết đốt của loài ruồi Glossina bị nhiễm bệnh, có biểu hiện lâm sàng sớm với các nốt bị ruồi đốt rất đặc hiệu; người bệnh bị sốt, viêm hạch lympho... Nếu diễn biến muộn và không được điều trị sẽ gây nên bệnh ngủ do viêm não-màng não, có thể dẫn đến tử vong.

 

Ở Việt Nam chưa bao giờ và chưa có một công trình nghiên cứu nào xác định bệnh Chaga’s và bệnh Ngủ hiện diện, lưu hành tại các địa phương trong nước. Điều này có thể nói một số loại bệnh lưu hành trên toàn cầu mang tính chất vùng miền với yếu tố địa lý, thổ nhưỡng, xã hội... khác nhau.

 

Ngay trong cùng một lãnh thổ, một số bệnh lưu hành cũng tuỳ thuộc vào vùng dịch tễ khác nhau như bệnh sốt rét do muỗi truyền chỉ lưu hành ở vùng trung du, miền núi rừng, ven biển có núi hoặc vùng ven biển nước lợ...; vùng đồng bằng, thành phố không có bệnh sốt rét lưu hành.

 

Vì vậy khi xác định một loài côn trùng như muỗi, rận, rệp, ruồi, bọ chét, bọ xít...nghi ngờ có khả năng truyền bệnh; cần xem xét đặc điểm thành phần loài, sinh lý, sinh thái, tỷ lệ, mật độ hoạt động... của loài côn trùng; đồng thời một yêu cầu bắt buộc là phải khẳng định được vai trò truyền bệnh của loài côn trùng này, có nghĩa là loài côn trùng truyền bệnh phải mang yếu tố mầm bệnh.

 

Do đó, cộng đồng đừng nên quá lo lắng, hoang mang trước vấn đề này. Phải tìm cách tự bảo vệ mình và gia đình tiếp xúc với các loài côn trùng hút máu, trong đó có loại bọ xít nghi ngờ truyền bệnh bằng cách sử dụng màn ngủ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, cải tạo cảnh quan môi trường sống, kiểm tra nơi trú ẩn của bọ xít ở các khe cửa, tủ, giường... để diệt loại trừ.

 

 

                                                                              Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục