“Nếu so với một số động vật khác thì hậu quả do bọ xít hút máu gây ra còn kém xa. Ví như đỉa, vắt gây chảy máu rất lâu; ong đốt thì gây sưng tấy, đau nhức… Ngoài ra, loại bọ xít này đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu nay”.

 

Trong thế giới sinh vật, bọ xít hút máu được đánh giá giống như các loại côn trùng hút máu khác như mồng (ruồi trâu), muỗi, vắt, đỉa, rệp giường.... Vì thế không nhất thiết trước một công bố về sự hiện diện của bọ xít hút máu mà chúng ta tự làm náo loạn cả lên rồi huy động cả bộ máy cồng kềnh để đối phó với nó. Các nhà khoa học cần phải nhanh chóng vào cuộc để có những thông tin xác đáng, trấn an dư luận và bảo vệ được cộng đồng.

Bài học kinh nghiệm có thể học tập là việc diệt muỗi truyền bệnh sốt rét. Nhân loại đã tốn nhiều hóa chất để thả vào các vực nước để ngăn sự phát triển của ấu trùng muỗi. Về sau, các nghiên cứu đã khẳng định chỉ một loài phụ của muỗi sốt rét mới có khả năng truyền bệnh. Giả như có được các nghiên cứu này trước khi khai triển dập dịch thì đỡ tốn kém về kinh tế và tổn hại đến hệ sinh thái chừng nào. Tương tự, ruồi trâu rất nhiều ở những vùng chăn nuôi gia xúc, hiển nhiên nó khá xa lạ với phần nhiều cư dân thành thị. Nếu chúng ta không có cách ứng xử thích hợp thì chỉ một phát hiện về ruồi trâu có ở khu vực thành phố sẽ làm cho những người này lo lắng vì ruồi trâu chuyên hút máu và chích rất đau!

Hơn nữa, vấn đề bọ xít hút máu hoàn toàn không nghiêm trọng như H5N1, cúm A, sốt rét, sốt xuất huyết... Đến bây giờ, các thông tin từ các nhà chuyên môn đã khẳng định không phát hiện bệnh ngủ Chaga cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài hút máu người, bọ xít hút máu này còn hút máu, dịch cơ thể của các động vật khác... Do vậy nên có hướng ứng xử, điều khiển để chúng tiêu diệt các loài sâu hại khác góp phần điều hòa sinh thái, không nên phát động tiêu diệt chúng ngoài thiên nhiên.

Nhưng qua theo dõi các thông tin cho thấy, người dân đã hoang mang gửi đến các cơ quan chức năng cả những mẫu bọ xít khác để định danh, xác định chúng có hút máu hay không... Việc này khá mất thời gian và kinh phí cũng như sự chờ đợi phản hồi. Vì thế, để khắc phục hiện tượng này, đề nghị các nhà chuyên môn cho ảnh chụp chuẩn xác loài bọ xít hút máu kèm theo các mô tả đặc điểm hình thái, tập tính sinh học... để người dân có thể tự tra cứu, nhận diện. Muỗi vằn, muỗi Anophen được mô tả khá kỹ trong các áppich, tờ rơi và mang lại hiệu quả nhất định, bọ xít hút máu có kích thước lớn hơn nhiều nên dễ nhận diện, do vậy một hình ảnh chuẩn kèm một mô tả chi tiết về bọ xít sẽ giúp ích rất nhiều cho cộng đồng.

Còn với người dân, khi phát hiện bọ xít hút máu có trong nhà cần phải diệt ngay, tìm kiếm tại các khe tối trong nhà (kẽ tủ, kẽ giường...) là nơi chúng thường ẩn nấp, làm tổ. Chú ý diệt cả trứng, con non và trưởng thành, phát quang cây cỏ quanh nhà vì đây là nơi các động vật hoang dã trú ẩn và có thể sẽ xâm nhập vào nhà gây nguy hiểm. Còn ở ngoài thiên nhiên,bọ xít giúp tiêu diệt các loài sâu hại khác góp phần điều hòa sinh thái, không nên phát động tiêu diệt chúng ngoài thiên nhiên.

 

                                                                                  Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục