Các tỉnh miền Bắc đang đối mặt với nguy cơ xảy ra dịch bệnh đau mắt đỏ trên diện rộngBác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết những ngày qua, số người đến khám vì đau mắt đỏ tăng đáng kể. Trong số hơn 1.200 bệnh nhân tới khám các bệnh về mắt trong mấy ngày cuối tuần qua đã có trên 100 người đau mắt đỏ với các triệu chứng phù mí, đỏ mắt, chảy nước mắt, chói mắt.

Cả nhà cùng... đau
 
Tại phòng khám mắt trẻ em của Bệnh viện Mắt Trung ương sáng 13-7, trong số hơn 40 trẻ tới khám các bệnh về mắt có 10 trẻ đau mắt đỏ, hầu hết ở tuổi mẫu giáo, một số trẻ bị bệnh sau đợt nghỉ mát cùng gia đình. Người lớn cũng đang là đối tượng tấn công của đau mắt đỏ. Bác sĩ Phạm Thu Minh, Khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết có những gia đình bố mẹ và con cái cùng nhau đi khám vì đau mắt.
 
 
Một bệnh nhân đau mắt đỏ đang khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương, ngày 12-7


Đối tượng mắc bệnh đang khá đa dạng, có đủ từ nhân viên văn phòng, công nhân đến học sinh, sinh viên và chủ yếu được chuyển đến từ các tỉnh phía Bắc. Nhiều bệnh nhân là sĩ tử đi dự các kỳ thi ĐH, CĐ. Có thể do các thí sinh này đã ở cùng trong một phòng trọ nên lây chéo.
 
Đau mắt đỏ thường tăng nhanh vào tháng 7 và kéo dài đến hết tháng 10 hằng năm. Theo bác sĩ Minh, bệnh rất dễ lây nhưng không phải lây vì “trót nhìn vào mắt người bệnh” như nhiều người nghĩ. Nếu đau mắt đỏ do virus thì bệnh lây nhanh qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc tay-mắt... Cùng làm việc trong phòng máy lạnh với người bệnh thì nguy cơ lây qua đường hô hấp rất cao.
 
Lành bệnh vẫn lây
 
Đau mắt đỏ là bệnh lây nhanh ở nơi công cộng, đông dân cư, trong đó hồ bơi là điều kiện lý tưởng để bệnh dịch lây lan nhanh. Bác sĩ Cương lưu ý: “Nhiều người cho rằng không dùng chung khăn mặt, bát đũa thì lo gì mắc bệnh nhưng không phải, vì bàn tay người bệnh dụi lên mắt rồi nắm vào đồ vật như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính... Người khác chạm vào đồ vật đó rồi dụi tay lên mắt, sẽ bị lây bệnh”.
 
Bệnh thường khỏi sau 7 - 10 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không chữa trị sớm thì bệnh sẽ kéo dài và làm giảm thị lực. Đã có nhiều trường hợp bị đau mắt phải mất hàng tháng trời để điều trị do tự ý dùng thuốc, chườm lá trầu, bạc hà hay các loại lá có tinh dầu.
 
Bác sĩ Cương nhấn mạnh ngay cả khi đã lành, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần. Việc đeo kính không thể ngăn ngừa lây lan cho người khác như nhiều người vẫn nghĩ mà chỉ bảo vệ mắt của người bệnh khỏi bụi khi đi đường. Các bác sĩ cũng khuyên nên thông báo cho người khác biết là mình bị đau mắt để họ đề phòng. Khi vợ hoặc chồng bị đau mắt đỏ cũng cần kiêng quan hệ tình dục.
 
                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin phòng bệnh sau sinh
Hồ sơ BHYT, BHXH được giải quyết nhanh gọn tại bộ phận một cửa của Bảo hiểm xã hội tỉnh
Bệnh nhân chờ khám bệnh tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM

Đấu thầu 'nước thánh' để bán cho dân

Trước thực trạng hàng nghìn người dân đổ xô đến cống “nước thánh” để lấy về sử dụng, chính quyền xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã bán nguồn nước này cho một chủ thầu.

Trẻ em sốt xuất huyết biến chứng ở TP Hồ Chí Minh nhập viện tăng

Hiện nay, tại một số bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh, trẻ em mắc sốt xuất huyết (SXH) nhập viện tăng. Mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận từ 15 đến 20 trẻ em mắc SXH. Tại bệnh viện này, đã có gần 80 cháu đang được điều trị nội trú, tăng hơn so với các tuần trước đây.

Bọ xít hút máu không đáng sợ như đỉa, vắt

“Nếu so với một số động vật khác thì hậu quả do bọ xít hút máu gây ra còn kém xa. Ví như đỉa, vắt gây chảy máu rất lâu; ong đốt thì gây sưng tấy, đau nhức… Ngoài ra, loại bọ xít này đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu nay”.

Phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con - vẫn còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Theo các nhà chuyên môn, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30 - 40% nếu không áp dụng biện pháp can thiệp gì. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và được tư vấn, điều trị thích hợp thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 5%. Như vậy, nếu biết cách dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm sẽ bớt đI những đứa trẻ bị nhiễm HIV, bớt đi nỗi đau của những gia đình có người nhiễm HIV.

Khàn tiếng: Rất đáng lo

Thường bị coi là bệnh vặt khi thời tiết thay đổi nhưng thực chất, khàn tiếng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh chứng nguy hiểm

Nam Định: Lén lút bán thuốc kích thích ăn nhập lậu

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Nam Định nhiều ông bố, bà mẹ có con nhỏ kháo nhau về một loại thuốc tân dược giá rẻ, nhập lậu từ Thái Lan có tác dụng kích thích ăn cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Trong vai một người bố đi mua thuốc cho đứa con bốn tuổi, suốt buổi sáng ngày hôm nay (10-7) phóng viên Báo Nhân Dân đã thâm nhập một số quầy thuốc tân dược trên đường Trần Đăng Ninh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục