Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là các cháu sơ sinh - dễ bị lây bệnh nên cần phải tiêm phòng cho các cháu bằng vaccin BCG (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi.

Giai đoạn bị lây bệnh đầu tiên của một cháu bé chưa tiêm phòng BK gọi là sơ nhiễm có thể không có triệu chứng gì nổi bật, phải thử nghiệm mới biết được (căn cứ vào kết quả thử nghiệm âm tính hay dương tính). Tuy vậy, cũng có những trẻ có những biểu hiện như: sốt, tình trạng sức khỏe toàn thân suy sụp, xuống cân, gầy ốm. Kết quả chụp Xquang cho thấy có những điểm bất thường ở phổi như sự xuất hiện các hạch ở quanh khí quản và ở phổi. Đối với các cháu mới sinh, bệnh lao màng não là một bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Khi thấy một đứa trẻ bị sơ nhiễm lao, người ta thường để ý tìm xem người nào đã lây bệnh sang cháu và thường phát hiện ra ngay trong gia đình hoặc người thường tiếp xúc với cháu.

Việc chữa trị cho một cháu bé bị sơ nhiễm lao rất đơn giản: cho cháu uống thuốc kháng sinh loại chống lao trong thời gian từ 6 - 9 tháng.

 Tiêm vaccin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh.

Những phản ứng thử với thuốc thử lao:

Những phản ứng của cơ thể cháu bé đối với thuốc thử lao cho thấy: cơ thể cháu đã tiếp xúc với trùng BK hoặc cháu đã được tiêm vaccin BCG phòng lao rồi. Người ta tiêm vào dưới da các cháu một lượng nhỏ các vi trùng lao (BK) đã bị chết, rồi quan sát trạng thái da ở chỗ tiêm.

Nếu cơ thể không bị nhiễm BK và cháu chưa tiêm phòng vaccin BCG thì không có phản ứng gì ở da: kết quả âm tính.

Nếu cơ thể đã tiếp xúc với BK hoặc đã chích ngừa vaccin BCG thì da có phản ứng: kết quả dương tính.

Có nhiều cách thử nghiệm: làm trầy một diện tích rất nhỏ da của cháu bé rồi nhỏ một giọt thuốc thử lao lên vết trầy; đắp một lớp pommát (thuốc mỡ) thử lao lên da; dùng kim chích tiêm vào dưới da một lượng nhỏ thuốc thử.

Việc nhận định kết quả của việc thử nghiệm không phải ai cũng làm được, vì phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi vậy các bà mẹ cần đưa cháu tới bác sĩ hoặc nơi có chuyên môn để bác sĩ hoặc các chuyên viên làm việc. Cần phải đưa cháu tới đúng hẹn, thường là 2 - 4 ngày sau khi thử. Kết quả dương tính thường có các dấu hiệu như: chỗ chích thử có một vùng đỏ bao quanh, dưới da có một cục sờ thấy cứng hoặc quanh chỗ chích có nhiều điểm nhỏ hơi phồng, màu đỏ.

Có thể có nhiều dấu hiệu tương tự làm người ta lầm là kết quả dương tính. Bởi vậy, muốn chắc chắn, người ta thường tiến hành nhiều cách thử nghiệm, từng đợt cách nhau một khoảng thời gian.

Kết quả dương tính cho biết đứa trẻ đã tiếp xúc với BK (nếu trước đó, cháu không được tiêm phòng vaccin BCG).

Nếu kết quả dương tính rất rõ rệt thì cháu vừa bị nhiễm BK trong thời gian gần đây. Nếu kết quả dương tính không rõ rệt thì khó xác định được thời gian nhiễm bệnh. Bởi vậy, người ta thường thử ít nhất mỗi năm một lần cho các cháu để dự đoán sự tiến triển của bệnh bằng cách so sánh các kết quả của mỗi lần thử với nhau.

3 tháng sau mới kiểm tra kết quả và cháu bé phải có kết quả dương tính. Nếu kết quả âm tính thì việc tiêm ngừa vừa rồi chưa đạt yêu cầu, phải tiêm ngừa lại. Việc chích ngừa vaccin BCG cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì vậy, người ta thường chích cho các cháu ngay khi mới sinh.

Tất cả mọi trẻ em đều có thể chích ngừa bệnh lao bằng vaccin BCG, trừ trường hợp đang bị bệnh nào đó hoặc vừa tiêm ngừa một bệnh khác thì phải tạm hoãn lại một thời gian.

Việc chích ngừa vaccin BCG không làm cho cháu bé bị sốt hoặc có phản ứng gì khác ngoại trừ hiện tượng sau vài tuần, chỗ chích có một cái vảy nhỏ, ở dưới vảy có một cục cứng, chung quanh vảy có một vùng đỏ. Nếu chích dưới da ở cánh tay, có thể nổi hạch ở nách. Có trường hợp hạch sưng to, có mủ nhưng thường sẽ khỏi nhanh.

Việc chích vaccin BCG phòng lao đã tỏ ra rất hữu hiệu, kể cả đối với các dạng lao nguy hiểm như lao màng não. Tuy vậy, việc chích phòng phải thực hiện cẩn thận và có quá trình theo dõi về sau.

ĐÐúng là sau khi đã chích ngừa, nếu kết quả dương tính không rõ rệt chứng tỏ khả năng miễn nhiễm yếu, cần phải chích lại. Thật ra, khả năng miễn nhiễm này cũng yếu đi theo thời gian. Bởi vậy, thường các cháu phải thử lao mỗi năm một lần để thấy nếu cần thì chích ngừa lại.

Thời gian và những nhận xét, theo dõi của mỗi lần chích ngừa cần phải được ghi đầy đủ vào sổ y bạ của các cháu.

                                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin phòng bệnh sau sinh

420.231 người tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 420.231 người tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện với tổng số tiền thu BHYT là 35,7 tỷ đồng đạt 45,36%.

Tăng viện phí - Người bệnh lại oằn vai!

Thông tin giá viện phí sẽ tăng từ 7-10 lần (theo dự thảo về giá viện phí mới do Bộ Y tế xây dựng và tiến hành lấy ý kiến các cơ quan chức năng) khiến dư luận rất quan tâm. Mặc dù theo Bộ Y tế việc tăng giá viện phí tới đây sẽ không ảnh hưởng nhiều tới người dân vì đã có BHYT và các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên người dân, nhất là người nghèo rất lo lắng trước việc tăng viện phí này.

Đấu thầu 'nước thánh' để bán cho dân

Trước thực trạng hàng nghìn người dân đổ xô đến cống “nước thánh” để lấy về sử dụng, chính quyền xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã bán nguồn nước này cho một chủ thầu.

Trẻ em sốt xuất huyết biến chứng ở TP Hồ Chí Minh nhập viện tăng

Hiện nay, tại một số bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh, trẻ em mắc sốt xuất huyết (SXH) nhập viện tăng. Mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận từ 15 đến 20 trẻ em mắc SXH. Tại bệnh viện này, đã có gần 80 cháu đang được điều trị nội trú, tăng hơn so với các tuần trước đây.

Bọ xít hút máu không đáng sợ như đỉa, vắt

“Nếu so với một số động vật khác thì hậu quả do bọ xít hút máu gây ra còn kém xa. Ví như đỉa, vắt gây chảy máu rất lâu; ong đốt thì gây sưng tấy, đau nhức… Ngoài ra, loại bọ xít này đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu nay”.

Phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con - vẫn còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Theo các nhà chuyên môn, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30 - 40% nếu không áp dụng biện pháp can thiệp gì. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và được tư vấn, điều trị thích hợp thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 5%. Như vậy, nếu biết cách dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm sẽ bớt đI những đứa trẻ bị nhiễm HIV, bớt đi nỗi đau của những gia đình có người nhiễm HIV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục