Dân ta phải biết sử ta – điều đó tưởng như là hiển nhiên nhưng thực tế một bộ phận công chúng đang lơ mơ lịch sử của chính dân tộc mình. Ngay cả khi sự kiện trọng đại của dân tộc sắp diễn ra: 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì không phải ai cũng nắm được lịch sử của vùng đất linh kiệt này, nhất là với các em học sinh. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc về vấn đề này.
Từng là giáo viên dạy môn lịch sử, sau này ông lại nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Hà Nội. Theo ông vì sao hiện nay học sinh không thích học môn lịch sử Việt Nam?
Không thể nói học sinh không thích học lịch sử mà do mục tiêu đi học đã đẩy các em tới chỗ không còn thời gian quan tâm đến lịch sử VN. Phần lớn các em đi học bây giờ bị chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường chi phối, học chỉ cốt để thi đỗ vào trường đại học, giúp họ sau này có nghề để mưu sinh tốt hơn. Tư tưởng của học sinh hiện nay nói chung là như vậy, không lưu tâm lắm đến những môn không phục vụ việc thi cử, bao nhiêu thời gian dồn cho những môn trọng tâm thi nên xao nhãng môn lịch sử. Thực ra các em là người VN, là con em của chúng ta, chắc chắn họ không bao giờ muốn quên cội nguồn, quên quá khứ oai hùng của dân tộc, mục đích của việc đi học đã đẩy các em vào tình trạng như vậy.
Ông Nguyễn Vinh Phúc (bên phải ảnh) đi tìm hiểu nghề làm giấy cỏ của một gia đình ở Bưởi. Ảnh: CTV |
Thăng Long – Hà Nội đang tiến rất gần đến đích 1000 năm, có điều là nhiều học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường còn lơ mơ về lịch sử của chính mảnh đất này.
Đó chính là hậu quả của việc học theo mục đích thực dụng. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đối với các em cũng chỉ là dịp ôn lại quá khứ và việc học về quá khứ cũng chỉ là một sự trang trí cho tri thức. Bởi có nắm vững về lịch sử Thăng Long – Hà Nội để rồi đi thi tiếng Anh, tiếng Pháp, thi toán lý hóa thì điều ấy có tác dụng gì.
Tuy nhiên ngành giáo dục trong mươi năm trở lại đây, tức là từ năm 2000, khi kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội thì Sở Giáo dục Hà Nội, dù rằng không đưa nổi môn Hà Nội học vào chương trình nhưng cũng soạn được bộ lịch sử cho mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông về Hà Nội. Đó cũng là một cách truyền tình yêu lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội cho học sinh. Chắc chắn các em khi được học 3 bộ sử đó thì trong lòng cũng xao động trước lịch sử hào hùng, huy hoàng của Thăng Long – Hà Nội.
Có người nói chúng ta đã thất bại trong việc dạy môn lịch sử để bây giờ đa số lớp trẻ VN thuộc sử nước ngoài hơn sử VN. Theo ông nguyên nhân do đâu?
Phần lớn học sinh không có thời gian đọc thêm lịch sử VN, lịch sử Hà Nội bởi họ phải dành nhiều thời gian cho việc học và đọc các môn đi thi. Nhưng mặt khác thì sách viết về lịch sử Hà Nội chưa có nhiều. Năm 1960 có bộ Lịch sử thủ đô Hà Nội của nhóm cụ Trần Huy Liệu, năm 1984 có bộ Hà Nội thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đến tận 2005 mới có bộ Lịch sử Thăng Long – Hà Nội của tôi, GS. Trần Văn Lan và Nguyễn Vinh Tường. Gần đây có tái bản nhiều, nhưng nhìn chung sách về Hà Nội ít quá. Những sách đó viết ra cũng chưa cuốn hút người đọc. Nó mới ở dạng thông sử giản biên. Ở các nước như Trung Quốc, Pháp chẳng hạn, có nhiều sách dạy lịch sử rất sinh động, đôi khi họ đưa những truyện cổ, những giai thoại vào sách lịch sử để hấp dẫn học sinh. Hoặc trong bức ảnh các nhân vật lịch sử, họ phân tích tướng mạo, tả ông gian thần thế nào, ông Napoleon ra sao..., đúng sai chưa biết nhưng học sinh rất dễ nhớ. Ở ta chưa có thể loại đó. Sách về lịch sử Hà Nội đã ít, lại không hấp dẫn nên học sinh dễ quên lãng.
Vậy theo ông nên dạy về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thế nào?
Nói một cách thẳng thắn, thầy giáo dạy sử bây giờ không phải ai cũng hết lòng yêu dải đất, con người Hà Nội. Muốn nắm vững về văn hóa Hà Nội phải yêu Hà Nội lắm. Một Hà Nội tráng lệ, huy hoàng và một Hà Nội lầm than, cơ cực đều phải biết – có như vậy mới viết ra được những dòng chữ tâm huyết về Hà Nội, có sức sống mới lôi cuốn được học sinh. Hiện nay sách viết về Hà Nội còn hiếm và yếu, nhưng có ai dạy tư về Hà Nội đâu. Giáo viên thiếu tài liệu để dạy và bản thân nhiều giáo viên cũng chưa hiểu hết về Hà Nội nên không truyền được cho học sinh lòng yêu mến thực sự về Hà Nội. Muốn cải thiện tình trạng này phải tạo cho thầy cô những công cụ tốt, phải có cái gậy dẫn đường đến tình yêu Hà Nội. Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đài Truyền hình VN mới có gameshow Hà Nội 36 phố phường và Thăng Long nhân kiệt, đây cũng là cách rất tốt bổ trợ những kiến thức về Thăng Long – Hà Nội.
Ông có kiến nghị gì khi mà thời điểm Đại lễ đã đến rất gần?
Còn ngót 100 ngày nữa thôi nhưng không phải chúng ta cứ hối hả làm mà được. Ngành giáo dục phải nhìn nhận lại cách dạy của thầy và cách học của trò. Đây là vấn đề lớn của xã hội. Tôi nghĩ hiện nay mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục còn chưa được chuẩn thì riêng môn lịch sử làm sao chính xác được. Người viết sách lịch sử cũng phải nâng cao tay nghề, làm sao cho những dòng chữ không phải là những hóa thạch trên trang giấy mà phải có hồn. Người dạy thì cũng phải cảm được cái hồn đó và truyền cho học sinh bằng sự đam mê của mình.
Xin cảm ơn ông!
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Ngày 12/7, Trung tâm YTDP tỉnh đã tổ chức tập huấn TCMR vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cho 66 cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh và cán bộ y tế bệnh viện đa khoa 11 huyện, thành phố
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 420.231 người tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện với tổng số tiền thu BHYT là 35,7 tỷ đồng đạt 45,36%.
Thông tin giá viện phí sẽ tăng từ 7-10 lần (theo dự thảo về giá viện phí mới do Bộ Y tế xây dựng và tiến hành lấy ý kiến các cơ quan chức năng) khiến dư luận rất quan tâm. Mặc dù theo Bộ Y tế việc tăng giá viện phí tới đây sẽ không ảnh hưởng nhiều tới người dân vì đã có BHYT và các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên người dân, nhất là người nghèo rất lo lắng trước việc tăng viện phí này.
Trước thực trạng hàng nghìn người dân đổ xô đến cống “nước thánh” để lấy về sử dụng, chính quyền xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã bán nguồn nước này cho một chủ thầu.
Hiện nay, tại một số bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh, trẻ em mắc sốt xuất huyết (SXH) nhập viện tăng. Mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận từ 15 đến 20 trẻ em mắc SXH. Tại bệnh viện này, đã có gần 80 cháu đang được điều trị nội trú, tăng hơn so với các tuần trước đây.
“Nếu so với một số động vật khác thì hậu quả do bọ xít hút máu gây ra còn kém xa. Ví như đỉa, vắt gây chảy máu rất lâu; ong đốt thì gây sưng tấy, đau nhức… Ngoài ra, loại bọ xít này đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu nay”.