Trẻ em nhập viện tăng mạnh với các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng.

Trẻ em nhập viện tăng mạnh với các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng.

(HBĐT) - Trong những ngày tới sẽ vẫn có thêm vài đợt nắng nóng gay gắt nữa xảy ra. Nắng nóng chỉ “hạ nhiệt” khi bước sang thời điểm tháng 8. Diễn biến thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và đời sống của người dân. Bệnh tật và nguy cơ bùng phát bệnh dịch là thực tế đang đe doạ từng ngày. Ông Trần Quang Khánh, Phó Giám đốc Sở Y tế có một số thông tin chia sẻ xung quanh vấn đề này.

 

PV: Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Xin ông cho biết những nét chung về bệnh tật và bệnh dịch trong cả nước và trong tỉnh thời gian vừa qua?

 

Ông Trần Quang Khánh: Cho đến thời điểm này, tích luỹ số mắc/số tử vong từ đầu vụ dịch cúm A/H1N1 của cả nước đã là 11.213/58 người. Dịch tả ghi nhận 60 trường hợp mắc mới, xuất hiện ở 4 tỉnh, thành là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu và Thanh Hoá. Dịch sốt xuất huyết cũng ghi nhận 4.143 trường hợp mắc tại 47 tỉnh, thành, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Nhiều bệnh khác như sốt rét, viêm màng não do não mô cầu, viêm não vi rút, viêm gan vi rút... tiếp tục phát triển. Do vậy, công tác phòng chống dịch được đẩy mạnh thông qua hoạt động giám sát, triển khai khẩn cấp các biện pháp dập dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại địa phương có dịch và xử lý kịp thời các ổ dịch không để lan rộng. Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo đánh giá tính nhạy cảm của muỗi đốt với hoá chất trong công tác phòng chống sốt xuất huyết; Xây dựng các thông điệp truyền thông về công tác phòng chống dịch; tổ chức Hội nghị sáng kiến các nước hạ nguồn sông Mê Kông, hợp tác khu vực đáp ứng với hiểm hoạ của bệnh truyền nhiễm.

 

Tại tỉnh ta, tuy từ đầu mùa đến giờ chưa xuất hiện các loại bệnh dịch nguy hiểm như tả, thương hàn, sốt xuất huyết nhưng nguy cơ dịch quay trở lại là rất lớn. Bên cạnh đó là diễn biến phức tạp của bệnh tật, các bệnh dịch lẻ tẻ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống con người. Cụ thể , theo số liệu thống kê từ đầu năm đến nay đã có trên 2.000 người bị tiêu chảy, 422 người mắc thuỷ đậu, 451 người bị quai bị, 3.082 người mắc cúm kèm theo sốt vi rút, 53 trường hợp mắc hội chứng lỵ... Liên quan đến các bệnh mùa hè nhiều nhất phải kể đến các bệnh rối loạn tiêu hoá, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo chất luợng, bệnh viêm não cấp ở trẻ em.

 

PV: Đối mặt với những nguy cơ, thách thức của bệnh tật, bệnh dịch, công tác phòng chống dịch của tỉnh đã được chủ động, tăng cường ra sao?

 

Ông Trần Quang Khánh: Trước tình hình trên, ngành Y tế tỉnh đã tích cực chủ động phòng chống dịch bệnh, có kết hoạch tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời bao vây, dập dịch, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh của toàn tỉnh, tăng cường giám sát dịch tễ, cách ly, khử trùng, tẩy uế nơi có bệnh nhân và môi trường sống của bệnh nhân, gia đình, cộng đồng những vùng có dịch. Tổ chức tốt khâu chuẩn bị, tập huấn, hướng dẫn. Đặc biệt là cuộc diễn tập phòng chống dịch cúm A/H1N1 xảy ra ở người tại địa bàn tỉnh được Tổ chức Y tế thể giới, Bộ Y tế đánh giá cao. Công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ được đẩy mạnh, đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng về cách phòng chống bệnh dịch, duy trì chế độ ăn uống hợp vệ sinh, phòng chống bệnh tật và nâng cao tuổi thọ, in ấn và phát trên 10.000 tờ rơi có nội dung phòng chống các bệnh. Từ đó, góp phần nâng cao hiểu biết, nêu cao ý thức phòng chống bệnh tật trong nhân dân.

 

Các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị, thuốc men đáp ứng mọi yêu cầu khi có dịch xảy ra. Riêng với các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh đã tiếp nhận và xử trí kịp thời các ca bệnh, không để xảy ra biến chứng và xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Công tác khám, chữa bệnh được tăng cường về nhân lực, chất lượng khám, điều trị, duy trì tốt chế độ trực 24/24giờ trong những tháng có lượng bệnh nhân cao điểm và tình hình gia tăng các bệnh mùa hè.

 

PV: Xin ông đưa ra một số lời khuyên cho người dân về phòng bệnh, đảm bảo sức khoẻ mùa nắng, nóng

 

Ông Trần Quang Khánh: Vào mùa nóng, ruồi, muỗi sinh sản mạnh dẫn đến khả năng lây truyền các bệnh về đường tiêu hoá, sốt xuất huyết là rất cao. Điều đáng nói là ở một số nơi, ngươì dân còn tồn tại thói quen không nằm màn, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân còn hạn chế khiến các tác nhân gây bệnh có cơ hội phát triển.

 

Người dân, nhất là đối tượng người già, trẻ em nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá nắng, nóng, dễ bị say nắng, say nóng. Đảm bảo “ăn chín uống sôi”, chỉ sử dụng những thực phẩm đảm bảo chất lượng, không sử dụng nước đá khong rõ nguồn gốc. Chú trọng vệ sinh môi trường, hạn chế nơi phát triển của ruồi, muỗi, tạo thói quen nằm màn khi ngu. Tăng cường dinh dưỡng, đmả bảo đủ chất, sử dụng các loại hoa quả, sinh tố vừa có tác dụng thanh nhiệt, vừa cung cấp đủ sinh tố cho cơ thể. Thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng phòng chống dịch mùa hè, đi tiêm phòng vắc xin tả, thương hàn viêm não Nhật bản.

 

 

                                                                                           Bùi Minh

                                                       

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục