Ai ăn nho không mong ăn được trái nho dày thịt, mỏng vỏ, ngọt nước. Nhưng ngặt nỗi, lá nho và hạt nho mới là thành phần đáng tiền.

Rượu vang thường được đề cập hơn trái nho trong khi nếu không nhờ nho làm gì có rượu vang? Thôi thì ai uống được rượu vang cứ uống nhưng với người không muốn vướng vào ma men thì hãy chọn nước nho, vì nó cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe không kém rượu vang.

 

Theo nhiều chuyên gia ngành dinh dưỡng, nho là tặng vật của thiên nhiên dành cho người muốn đừng già trước tuổi. Nước nho vì thế nên có thường xuyên trên bàn ăn của người phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, vì các nhà nghiên cứu đã chứng minh hợp chất flavon trong trái nho và lá nho có tác dụng kháng ôxy hóa tốt hơn sinh tố C và E. Không có gì khó hiểu nếu nhiều công ty mỹ phẩm đang áp dụng hoạt chất của trái nho trong kem dưỡng da chống nếp nhăn.

 

Thêm vào đó, thông qua tác dụng cải thiện chức năng biến dưỡng chất mỡ của lá gan, nho cộng hưởng với thuốc hạ chất mỡ trong máu. Nhờ chứa nhiều kalium nên nho còn có công năng chống huyết áp cao và ngừa bệnh mạch vành. Theo các nhà nghiên cứu ở ĐH Wisconsin (Mỹ), người thường ăn nho tránh được tai biến mạch máu não nhờ nho giữ máu loãng, bằng cách ngăn không cho tiểu cầu vô cớ kết dính trong mạch máu.

 

Ai ăn nho không mong ăn được trái nho dày thịt, mỏng vỏ, ngọt nước. Nhưng ngặt nỗi trên khía cạnh dược lý, lá nho và hạt nho mới là thành phần đáng tiền. Lý do là vì trong hạt nho có nhóm hoạt chất gọi tắt là OPC với công năng vừa chống lão hóa vừa chống ung thư. Tác dụng này thêm phần hoàn chỉnh nếu có sự hiện diện của sinh tố C nằm sẵn trong lá nho. Uổng ghê vì nếu lá nho và hạt nho đang được hàng loạt công ty dược phẩm, mỹ phẩm ở Âu, Mỹ tranh nhau xẻ thịt để tìm hoạt chất chống tuổi già, phòng ung bướu thì lá nho ở nước mình hầu như chỉ để cho... héo. Hạt nho dường như chỉ dùng để... phun chứ nhai luôn thì sợ đắng. Đáng lo hơn nữa là nho có hạt càng lúc càng lép vế trước nho không hạt.

 

Gần đây, có dịp ghé vùng Phan Rang thấy đây là vườn nho, kia là nguồn nước khoáng, biết tả sao cho xiết nỗi hân hoan của người tìm kiếm liệu pháp chống lão hóa, chẳng khác nào học trò “trúng tủ” khi mở đề thi. Vui biết mấy nếu trái nho ở quê nhà đến lúc nào đó vừa lớn vừa ngọt, vừa có giá thành sao để người thu nhập thấp cũng có thể ăn nho thường xuyên mà phòng bệnh.

 

Rất mong ông Ba Mọi và nông dân Phan Rang tiếp tục xây dựng uy tín thương hiệu cho giống nho nước Việt. Nhưng cũng mong các nhà sản xuất, từ rượu vang, nước nho cho đến nho khô... có thương người yêu nho thì thương cho trót. Xin đừng quẳng hạt mà nhớ để dành làm thuốc.

 

Theo Dân trí

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục