Một cặp bọ xít tại phòng nuôi thuộc Viện Sinh thái &Tài nguyên Sinh vật chiều 27-7 .
Liên tiếp nhiều ngày của tháng bảy, các nhà khoa học ở Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật, tiếp tục thu nhận được các mẫu bọ xít hút máu người trên một địa bàn khá rộng của Thủ đô Hà Nội.
Đợt phát hiện đáng kể nhất ngay sau loạt bài đăng trên Tiền Phong ngày 29-6 và 1-7 là 20 con bọ xít tại một gia đình ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Những con bọ xít bị gia chủ đập chết sinh sôi dưới giường chiếu và để lại các vết đốt đỏ mọng trên bả vai một số thành viên trong gia đình.
Theo TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng Thực nghiệm, Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học&Công Nghệ Việt Nam, từ ngày 21-7 trở lại đây, nhóm nhà khoa học của Viện liên tiếp thu nhận được bọ xít hút máu tại nhiều địa bàn khác của Hà Nội thuộc các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy và Từ Liêm như các phố Cầu Đất, Hoàng Cầu, Trần Duy Hưng, Kim Mã, Cổ Nhuế, Cầu Diễn…
Có nơi, các nhà khoa học đến nơi thu được cả mẫu vật sống. Ngày 26-7, tại đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, một sinh viên Trường Cao đẳng Tài nguyên & Môi trường bắt được một con bọ xít hút máu khi nó đang đậu lên tay anh.
Khởi động đề tài thiết thực
Trong khi ngành Y tế vẫn chưa có động thái nào đáng kể, trước tình trạng xuất hiện bất thường của loài bọ xít vốn chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam từ trước đến nay thì các nhà khoa học ở Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam chính thức vào cuộc.
Đầu tháng 7-2010, GS.TSKH Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, xét duyệt một đề tài nghiên cứu kéo dài 3 năm để sớm làm sáng tỏ loài bọ xít hút máu này về mặt phân loại học, nhất là nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính hút máu của chúng đối với con người.
Bước đầu, các nhà khoa học ở Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật đang nuôi 6 cặp bọ xít thu nhận ngay tại khu dân cư trên địa bàn Hà Nội trong một thời gian ngắn trong tháng 7 vừa qua.
Đáng chú ý, để nuôi các con bọ xít tiềm ẩn nguy hại với sức khỏe người ấy, các nhà khoa học phải dùng máu của các động vật sống như gà, thỏ và chuột bạch bằng cách thả các con vật này vào lồng cho lũ côn trùng khát máu kia hút.
Các nhà khoa học sẽ phân tích AND để có kết luận chính xác xem có ký sinh trùng trong máu mà bọ xít hút và có nguy cơ truyền bệnh cho người hay không.
Theo TPO
Từ 1 đến 30/8, hơn 10.000 người dân tại các địa bàn Hà Nội (cũ), Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Sơn Tây được chăm sóc răng, miệng miễn phí trong chương trình “Vì nụ cười rạng rỡ Việt Nam”.
Nam giới ở tuổi 30 nếu xuất hiện những hiện tượng sau đây có nghĩa là chức năng cơ thể đã bắt đầu suy giảm.
Ngày 26-7, UBND TP Cần Thơ tổ chức buổi họp báo để giải đáp những thắc mắc của báo chí xung quanh việc xử lý các vấn đề xảy ra tại Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô thời gian qua.
Trong những ngày qua, nhiều người bệnh phản ánh một số loại thuốc tăng giá khá cao. Trong đó, có loại thuốc tăng thêm tới 10%. Tuy nhiên, “điệp khúc” mà Cục Quản lý dược đưa ra luôn là… cơ bản ổn định.
(HBĐT) - Năm 2008, Trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; Công tác khám và điều trị ban đầu được chú trọng; từng bước đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn, được người dân luôn tin tưởng... Đó là những nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận mà những cán bộ y tế đầy trách nhiệm của xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn đã đạt được trong thời gian qua.
Đã có 15/24 quận, huyện tại TPHCM có ca mắc bệnh tay chân miệng. Số ca mắc tháng 6 tăng 4,3% so với tháng 5 và tăng 20% cùng kỳ năm 2009