Rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng và đến ngay cơ sở y tế.

Rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng và đến ngay cơ sở y tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã có trên 30 trường hợp tử vong do bệnh dại gây nên. Mặc dù đây là một trong những căn bệnh cổ xưa nhất của loài người nhưng đến nay do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của con người vẫn để cho bệnh dại có cơ hội tấn công. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết về căn bệnh này của PGS.TS. Đinh Kim Xuyến- nguyên Chủ nhiệm thường trực Dự án Phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế.

Chó nuôi là nguồn truyền bệnh chủ yếu

Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95- 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa phát hiện được, nhưng nếu bị cắn vẫn cần phải đến các điểm tiêm phòng dại để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn xử lý cụ thể.

 Tổn thương do chó dại cắn.

Bệnh dại ở chó thường có hai thể điển hình đó là thể điên cuồng và thể bại liệt. Nếu như thể điên cuồng của chó dại dễ nhận biết thì thể bại liệt có thể nhầm lẫn với bệnh khác ở chó, vì thế những dấu hiệu như: con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ  2 - 7 ngày, thường là 2 - 3 ngày, sau đó con vật chết.

Ngoài hai thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột. Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày - ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 - 3 ngày thì chết.

Mèo bị dại ít hơn chó vì nó quen ở một mình. Nói chung bệnh dại ở mèo tiến triển tương tự như ở chó.

Khi bị động vật nghi dại cắn cần phải làm gì?

Không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virut dại sang người và lây lan dịch. Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó. Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột ... 

Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.

Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc... Chú ý khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3-5 ngày để hạn chế virut tản phát.

Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay

Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại. Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ. Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu. Không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại. Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.

 Những trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo

Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân). Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại khu vực nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật.

Nếu sau 15 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng.

Vaccin dại là một biện pháp phòng bệnh quan trọng

Những người khi đã bị bệnh dại lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%, biện pháp duy nhất để giảm thiểu cái chết oan uổng là khi nghi bị nhiễm virut dại cần phải rửa thật kỹ vết thương, điều trị dự phòng bằng vaccin dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả. Ở nước ta từ cuối năm 2007 chỉ sử dụng vaccin dại tế bào Verorab. Mọi đối tượng khi bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virut dại cao đều  có thể tiêm vaccin dại được. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai, trẻ em nhỏ, những người có cơ địa dị ứng và mắc bệnh mạn tính... cần phải khám và theo dõi thận trọng hơn trong quá trình tiêm để xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục