Sắc thuốc phải đúng cách

Sắc thuốc phải đúng cách

Có được một thang thuốc tốt nhưng còn phải biết tuân theo một số nguyên tắc khi sắc và khi uống thì thuốc mới thực sự phát huy tác dụng

 

Thuốc tây mua về uống được ngay. Đông dược thì cần phải nấu rồi mới uống, còn gọi là sắc. Nhiều người khi mang thuốc về nhà có nhớ là thầy thuốc dặn sắc 3 chén còn 8 phân mà không biết là ngoài điều này thì còn một số nguyên tắc nữa, chỉ có làm đúng theo các nguyên tắc này thì thuốc mới thực sự thành thuốc. Cụ thể những nguyên tắc đó như sau:

 
- Rửa thuốc: Cho thang thuốc vào rổ có lỗ nhỏ rồi xả nhanh dưới vòi nước để sạch bụi bẩn, đất cát và tẩy các hóa chất bảo quản còn bám trên vị thuốc. Để ráo rồi mới cho vào siêu.
 
 - Nước dùng để sắc thuốc: Nên dùng nước đun chín là tốt nhất, vì nước này đã được loại bỏ các khoáng chất có thể làm mất tác dụng của một số vị thuốc. Không nên dùng nước máy hoặc nước giếng, vì đôi khi nước không đạt chuẩn hoặc là nước cứng. Thông thường lượng nước cho một thang thuốc 100 g là khoảng 500-600 ml.
 
- Dụng cụ sắc thuốc: Nên dùng siêu đất, không nên dùng các nồi hoặc dụng cụ kim loại để tránh sự phân hủy các hoạt chất, đặc biệt là tannin (chất chát) thường có trong cây cỏ. Đôi khi các kim loại còn có thể phối hợp với các thành phần trong dược liệu tạo thành những chất gây độc hoặc chất cao phân tử khó hấp thu qua ruột.
 
Chú ý khi uống

- Uống lúc bụng đói cơ thể mới dễ hấp thu thuốc.

- Không dùng thuốc chung với trứng, sữa, phó mát.

- Không uống thuốc chung với nước giải khát có gas, nước ép trái cây, nước trà, các loại chè đậu, nước canh thịt, nước rau muống.

- Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, các chất cay, nóng.

- Không ăn những thức ăn cứng, dai, khó tiêu.

- Kiêng ăn theo đúng lời chỉ dẫn của thầy thuốc cho từng loại bệnh.

- Sắc và sử dụng theo thành phần: Một thang thuốc thường có nhiều vị, trong đó có thể có những vị dễ tan hoặc khó tan trong nước, mau bay hơi như tinh dầu; có loại mỏng manh, nhẹ, thường dễ nổi lên trên như các loại hoa lá; loại cứng chắc như rễ củ, khoáng vật, động vật nặng thường chìm xuống. Loại có tinh dầu chỉ cho vào chén thuốc, trước khi uống.
 
Nếu trong thang thuốc có thạch cao, mẫu lệ hoặc các loại khoáng vật thì nên cho vào túi vải rồi mới cho vào sắc chung với các vị thuốc khác để không làm khét đáy siêu. Thuốc quý như sâm, nhung, quế, sừng tê... nên gói riêng và cho vào chén thuốc trước khi uống để tránh hao hụt trong quá trình sắc.
 
- Thời gian và nhiệt độ sắc: Thang thuốc giải cảm, hạ sốt thường được sắc nhanh với lửa to và chỉ sắc một lần. Khi sôi thì rót ra uống lúc thuốc còn ấm nóng để lấy tinh dầu giúp ra nhiều mồ hôi, như với bài thuốc giải cảm gồm những vị bạc hà, kinh giới, tía tô, hương nhu...
 
Nếu là thang thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ, cần lấy vị, những vị thuốc là rễ củ cứng như xuyên khung, đương quy, bạch thược... thì nên sắc chậm với lửa riu riu, cho thuốc sôi âm ỉ nhưng không trào ra ngoài, thời gian sắc khoảng 50-60 phút, rót lấy nước thứ nhất và sắc nước thứ hai bằng cách cũng giống như nước thứ nhất. Hòa 2 nước lại với nhau khi uống hoặc có thể cô đặc lại rồi chia 2 lần uống trong ngày.
 
 
                                                                                            Theo NLĐ

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục